Cô giáo trẻ Phan Khánh Hà (sinh năm 1992,ựtrồngcâysungCáchgiànhhọcbổngdanhgiánhấtnướcAnhcủacôgiáotrẻkết quả serie b brazil Hà Nội), hiện là giảng viên Học viện Báo chí và tuyên truyền. Hà vừa hoàn thành khóa học thạc sĩ về quan hệ quốc tế tại Đại học Nottingham (Anh ) theo chương trình học bổng Chevening khóa 2017-2018.
Clip Khánh Hà trong lễ tốt nghiệp:
Chuẩn bị hành trang
Trong buổi lễ chào đón 10 sinh viên xuất sắc của học bổng Chevening khu vực miền Bắc khoá 2017-2018 mới đây, Hà chia sẻ những bí quyết để được cấp học bổng danh giá của Anh cũng như trải nghiệm thú vị trong thời gian du học.
Theo Khánh Hà, học bổng Chevening dành cho những người có thể giải quyết một vấn đề nào đó theo cách của mình. Hà tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền và được giữ lại làm giảng viên trong hai năm trước khi đi du học.
Chuyên ngành giảng dạy của Hà là về quan hệ quốc tế. Cô giáo trẻ nhận thấy, trong quá trình dạy, sinh viên Việt Nam đều rất thích học môn quan hệ quốc tế nhưng còn nhiều rào cản tâm lý, ngôn ngữ nên quá trình tiếp cận kiến thức ngành này còn hạn chế.
Ảnh nhân vật cung cấp |
Từ đấy em nung nấu suy nghĩ là phải cố gắng thể hiện ra là giới trẻ Việt Nam cũng có thể trở thành công dân toàn cầu được, với những hiểu biết sâu rộng về ngành này. Hà tham gia rất nhiều chương trình giao lưu văn hóa, ngoại giao công chúng để khẳng định suy nghĩ của mình là đúng hướng.
“Hành trang của em khi mà nộp hồ sơ xin học bổng Chevening thứ nhất là kiến thức về quan hệ quốc tế không những ở trên lớp mà còn trong rất nhiều chuyến hành trình trải nghiệm. Thứ hai là sự tự tin. Em phải chắc chắn là mình hiểu bản thân muốn gì, sự nghiệp cần điều gì và Chevening là mảnh ghép hoàn toàn phù hợp để em có thể theo đuổi ước mơ của mình. Thứ ba là hành trang cứng về mặt kiến thức, tri thức”, Hà cho biết.
Hà vừa hoàn thành khóa học thạc sĩ về quan hệ quốc tế tại Đại học Nottingham theo chương trình học bổng Chevening khóa 2017-2018. Ảnh nhân vật cung cấp |
Để rèn luyện về kỹ năng đối ngoại, Hà tích cực tìm hiểu thông tin về các chuyến giao lưu văn hóa và nộp hồ sơ ứng cử, rồi tham gia những chương trình giao lưu văn hóa ở Malaysia, Nhật Bản, các nước Asean và ở Hàn Quốc.
Em tham gia khá nhiều những hoạt động cho cộng đồng, là sáng lập viên của hội thi hùng biện tiếng Anh ở trong trường, từng là phó chủ nhiệm câu lạc bộ tiếng Anh. Hà cùng một số bạn thực hiện dự án thi hùng biện tiếng Anh, tìm người đại diện, đại sứ cho cộng đồng nói tiếng Anh của Học viện Báo chí tuyên truyền…
Văn hóa đọc phương Tây
Sang Anh du học, Khánh Hà sợ nhất những lúc phải đối mặt với sự cô đơn, nỗi nhớ nhà. Những lúc bị sốt cao, bạn bè xung quanh bận học hành, thi cử.
Sang Anh du học, Khánh Hà sợ nhất những lúc phải đối mặt với sự cô đơn, nỗi nhớ nhà |
“Ở nước ngoài, không có chuyện "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" mà khi con ngựa đau thì nó phải tự chăm sóc mình. Em phải tự học cách nấu nướng, chăm sóc bản thân, tìm cách liên kết với cộng đồng người Việt tại Anh để cùng quan tâm, chăm sóc nhau”.
Thời gian ở Anh, Hà còn làm một số công việc như tiếp thị chocalate trong siêu thị, phát tờ rơi ở trường, tham gia dự án nghiên cứu… nhờ đó, cô có chi phí trang trải cho những chuyến thăm thú nhiều nước khác ngoài Anh trong thời gian du học.
Thời gian du học, Hà đi làm thêm và có chi phí trang trải cho những chuyến trải nghiệm |
Hà chia sẻ ấn tượng về thư viện ở trường đại học tại Anh. “Em cảm thấy rất là ngạc nhiên cách người ta tương tác với sinh viên, rồi cách người ta làm thư viện số, rồi đọc sách xong mượn hàng ngày. Ở Việt Nam nhiều khi sinh viên còn lười không muốn đọc. Thế nhưng ở Anh người ta phải xếp hàng chờ từng ngày, từng tuần để có được một cuốn sách hay tìm đọc. Em cảm thấy rất thú vị về văn hóa đọc của phương Tây. Và hy vọng có thể chuyển tải tới các bạn sinh viên của mình”.
Với các bạn cùng lớp |
Đủ lực nắm để cơ hội không vuột mất
Cô giáo trẻ chia sẻ ngắn gọn về những bí quyết có được học bổng Chevening. Đó là xác định mục tiêu cho mình từ sớm.
“Nhờ đó, mình sẽ biết được rằng là phải làm gì, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm ra sao. Như vậy thì đến giai đoạn muốn đi du học, cần học bổng nào đó thì đã sẵn sàng để nắm bắt cơ hội đó đến với mình. Người ta hay nói nắm bắt cơ hội nhưng tay mình không đủ lực thì cơ hội cũng sẽ tuột đi thôi”, Hà nói.
Buổi lễ chào đón 10 sinh viên xuất sắc của học bổng Chevening khu vực miền Bắc khoá 2017-2018 |
Thứ hai là trau dồi kỹ năng sống độc lập. Và tiếp theo nữa là luôn luôn kiên trì không bỏ cuộc.
Rất tự tin chia sẻ, cô giáo trẻ khẳng định: “Cần chủ động tìm kiếm cơ hội, thời “há miệng chờ sung” thì qua lâu rồi. Bây giờ thì mình phải tự tìm sung, thậm chí mình phải tự trồng cây sung”.
Lựa chọn giữa một hoặc hai trường đại học là quyết định khó khăn với các sinh viên cuối cấp. Còn với Jordan Nixon, nữ sinh trung học Bang Georgia, Mỹ, đang “đau đầu” vì lựa chọn một trong gần 40 trường đại học.