Ngày 28/9,ễnbiếnmớivụánnữdoanhnhânbịkhởitốkhimuasỉlôđấorenburg vs Công an tỉnh Phú Yên đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với doanh nhân Ngô Thị Điều (57 tuổi, trú ở 170 Lê Hồng Phong, phường Lê Lợi, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) để điều tra về tội “trốn thuế” trong vụ đấu giá mua sỉ 262 lô đất ở Khu đô thị Nam Tuy Hòa.
Theo diễn biến vụ việc, tháng 7/2007, UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị (KĐT) Nam Tuy Hòa, có tổng diện tích hơn 394ha. Đến tháng 5/2016, dự án này được giao cho Ban Quản lý (BQL) Khu kinh tế Phú Yên làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1, trên diện tích hơn 38ha, trong đó có 262 lô đất nhà ở liền kề, 196 lô biệt thự và 10 lô đất thương mại – dịch vụ…
Bà Ngô Thị Điều thời điểm bị bắt giữ |
Tới cuối năm 2016, UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có quyết định bán đấu giá khu đất số 1 (gồm 262 lô đất) tại khu dân cư phía Bắc của Khu đô thị Nam thành phố Tuy Hòa.
Ngoài các nội dung chi tiết về việc đấu giá theo quy định của luật pháp hiện hành, UBND tỉnh Phú Yên còn thông báo rõ nội dung về việc chiết khấu 5% cho người trúng đấu giá với điều kiện sẽ thanh toán 100% số tiền đã trúng thầu khu đất.
Ngày 06/6/2017, UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng 262 lô đất liền kề ở KĐT Nam Tuy Hòa với số tiền gần 162,5 tỉ đồng đối với bà Ngô Thị Điều.
Ngay khi trúng đấu giá, bà Điều đã thanh toán 100% số tiền đã trúng thầu nên được chiết khấu hơn 8 tỷ đồng dù tận 6 tháng sau đó bà mới được bàn giao mặt bằng. Theo lý giải của tỉnh Phú Yên, thời điểm đó dự án đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng và chưa có mặt bằng cũng như hạ tầng để bàn giao ngay.
Do thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo Quyết định trúng đấu giá, nên bà Điều đã được cấp Giấy CNQSDĐ cho 262 lô đất trên và sau đó bà Điều đã chuyển nhượng được 259 lô đất thu về tổng số tiền hơn 300 tỷ đồng.
Quá trình chuyển nhượng, bà Điều đều thực hiện nghĩa vụ thuế chuyển nhượng và thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, có thời điểm không luân chuyển đồng vốn kịp thời, nên kẹt tiền, bà Điều cũng chậm nộp thuế.
Vì vậy, sau khi rà soát lại từ đầu và theo căn cứ lại các thông báo thuế đã nộp trước đây, đến ngày 17/08/2021 bà Điều đã nộp bổ sung đầy đủ thuế thu nhập cá nhân.
Khi bà Điều bị khởi tố, bắt giam, chồng bà là ông Trần Văn Tư đã có đơn kêu kêu cứu gửi các cơ quan chức năng và báo chí.
Theo trình bày của ông Tư, bà Điều không trốn thuế và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ các loại thuế và tiền phạt nộp chậm theo đúng quy định pháp luật, trước khi cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Phú Yên khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam tới 42 ngày.
Ông Trần Văn Tư đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xác minh toàn bộ quá trình nộp thuế cho việc chuyển nhượng các lô đất nói trên của bà Điều tại cơ quan thuế Phú Yên. “Chỉ khi có kết quả xác minh tại cơ quan thuế thì mới có đủ cơ sở để kết luận việc vợ tôi có trốn thuế hay không”, ông Tư khẳng định.
Có dấu hiệu hình sự hóa vấn đề hành chính về thuế?
Trước diễn biến của vụ án, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, căn cứ vào các giấy nộp tiền, chứng từ thể hiện bà Điều đã nộp hơn 5,6 tỷ đồng tiền thuế như Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí trước bạ và tiền phạt nộp chậm, nếu xác định được số tiền trốn thuế nằm trong số tiền này thì không thể khởi tố hình sự đối với bà Điều được.
Nếu trước đây bà Điều có phạm lỗi kê khai không chính xác, có hành vi gian dối nhưng sau đó đã nộp theo như thông báo của cơ quan thuế hoặc bà Điều tự nộp thì hành vi phạm tội đó không còn nữa .
Trong khi đó, bà Điều đã nộp đầy đủ trước khi khởi tố vụ án, nếu như không còn thuế nào phát sinh nữa thì việc khởi tố, bắt tạm giam bà là không thỏa đáng. Bởi, hành vi phạm tội không còn, trước khi cơ quan điều tra xác minh, khởi tố bà Điều đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Cũng theo luật sư Trần Thu Nam, trong vụ án này đang có dấu hiệu hình sự hóa vấn đề hành chính về thuế. Nếu có hành vi vi phạm, chậm nộp thuế thì chỉ xử phạt hành chính và truy thu khoản còn thiếu, phạt lãi chậm nộp.
“Việc áp dụng biện pháp tạm giam xét xử đối với bà Điều không khách quan vì bà ấy đã nộp đủ tiền thuế, bà cũng không bỏ trốn, không cản trở quá trình điều tra thì không có lý do gì áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam”, Luật sư Trần Thu Nam nêu quan điểm.
Luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, căn cứ khoản 1, Điều 2 Luật quản lý thuế 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), trốn thuế là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để không phải nộp tiền thuế hoặc để nộp tiền thuế ít hơn mức thuế phải nộp.
Thủ đoạn trốn thuế được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: không làm sổ sách ghi chép đầy đủ, không kê khai đúng số lượng hàng, tiền để làm cơ sở tính thuế, sửa chữa, làm sai lệch sổ sách, sử dụng hóa đơn, chứng từ giả để trốn thuế, đăng ký kê khai gian dối…
Trường hợp bà Ngô Thị Điều bị bắt để điều tra tội "trốn thuế", các cơ quan bảo vệ pháp luật cần xem xét các hành vi khách quan của bà Điều có dùng thủ đoạn gian dối để trốn thuế, không phải nộp tiền thuế hay không?
Căn cứ vào các giấy nộp tiền, chứng từ thì tới ngày 17/8/2021, bà Điều đã nộp bổ sung tiền thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản tại Chi cục Thuế TP Tuy Hòa là hơn 3,2 tỉ đồng.
Nếu bà Điều không nợ thuế, không gian dối để chiếm đoạt tiền thuế mà bà phải nộp cho Nhà nước…. thì việc khởi tố bị can, bắt giữ bà Điều của các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Phú Yên cần phải được xem xét khách quan, tránh hình sự hoá quan hệ dân sự, gây oan sai.
Nữ doanh nhân bị bắt để điều tra về tội trốn thuế trong vụ đấu giá mua sỉ 262 lô đất ở Khu đô thị Nam Tuy Hòa.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)