Song song với phát triển mạnh công nghiệp - thương mại - dịch vụ,ânUyênĐộtphátrongnôngnghiệpcôngnghệkqbđ việt nam lĩnh vực nông nghiệp cũng được Đảng bộ, chính quyền TX.Tân Uyên chú trọng theo hướng nông nghiệp đô thị để phát triển bền vững. Định hướng đúng đắn này đã nhận được sự hưởng ứng và tích cực tham gia của nhân dân địa phương, phát huy hiệu quả trong thực tế sản xuất.
Mô hình trồng rau sạch đang phát triển mạnh mẽ trên địa bàn TX.Tân Uyên Ảnh: C.SƠN
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
Đến các địa phương của TX.Tân Uyên thời điểm này có thể nhận ra sự chuyển mình mạnh mẽ của nền sản xuất nông nghiệp. Đây chính là kết quả do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã đã tập trung thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến. Từ đó, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả cao; hình thành các vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch và phát triển ổn định như vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng rau an toàn…
Bà Bùi Thị Lý, Trưởng phòng Kinh tế TX.Tân Uyên cho biết, thực hiện Chương trình số 26-NQ/ TU của Tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến của tỉnh giai đoạn 2011-2015, trong công tác điều hành chỉ đạo thực hiện, UBND huyện (nay là TX.Tân Uyên) đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến Tân Uyên giai đoạn 2011-2015. Các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chương trình đã được triển khai đến các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và các xã, phường; thông qua nhiều hình thức sinh hoạt, hội họp và trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn; từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến; xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại và bền vững.
Qua công tác quán triệt, triển khai, tất cả đảng viên, cán bộ công chức các xã, phường đều xác định được nhiệm vụ, nội dung và các giải pháp thực hiện chương trình. Từ đó, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng ngành, địa phương, vận động các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để từng bước xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại và bền vững.
Phát huy hiệu quả trong thực tế
Để phát huy hiệu quả chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến, Đảng bộ, chính quyền thị xã đã hoàn thiện và đổi mới các cơ chế, chính sách tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó, các ngành chức năng thị xã đã phối hợp với các ngành chức năng tỉnh thực hiện triển khai các chính sách hỗ trợ của tỉnh đến các tổ chức sản xuất, các hộ dân trên địa bàn tỉnh như chính sách hỗ trợ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản, chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, chương trình hỗ trợ giống và cây trồng vật nuôi…
Bên cạnh đó, các ngành chức năng, UBND các xã, phường đã phối hợp tốt với các trung tâm, trường, viện khoa học để chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật kịp thời đến người dân trên địa bàn. Đến nay, thị xã đã thực hiện chuyển giao được các dự án, các mô hình ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như dự án Đầu tư vườn bưởi đặc sản Bạch Đằng, dự án Xây dựng vùng sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP ở xã Thạnh Hội, dự án Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn ở phường Uyên Hưng, mô hình trồng lúa VietGAP tại xã Bạch Đằng; các mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị…
Cùng với đó, các cấp chính quyền cũng thường xuyên thông báo các chương trình, hội chợ triển lãm về sản phẩm nông nghiệp đến các tổ chức, hộ nông dân; vận động, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ nông dân tham gia các đợt triển lãm. Qua đó, đã giới thiệu và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đối tác bên ngoài như sản phẩm bưởi đường lá cam đã ký hợp đồng với đối tác tại Hà Nội, ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các siêu thị ở TP.Hồ Chí Minh, rau an toàn ở phường Uyên Hưng đã đi vào siêu thị ở Bình Dương…; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng như nhãn hiệu tập thể “Bưởi Bạch Đằng” và nhãn hiệu “Bưởi Hai Hùng” của hộ ông Ngô Minh Hùng ở xã Bạch Đằng.
Qua việc thực hiện các chính sách phát triển, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm của thị xã tăng bình quân khoảng 4,15 - 4,6%/năm. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã thực hiện theo hướng từng bước ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và ứng dụng các mô hình sản xuất hiệu quả trong nông nghiệp. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, trước hết là áp dụng đối với các vùng sản xuất tập trung, nhằm tạo thế ổn định cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở nông thôn, gắn phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương.
Ông Trần Kim Quan, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Hội cho biết, thời gian qua, sản xuất nông nghiệp của xã đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của các cấp chính quyền trong việc xây dựng thương hiệu, chủ động tìm đầu ra cho nông sản, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể để hỗ trợ tốt nhất cho sản xuất. Từ những định hướng và hỗ trợ hợp lý, các diện tích trồng rau sạch của Thạnh Hội đã tăng lên nhanh chóng. Hiện nay xã đã có 4 ha trồng rau theo mô hình ViệtGAP với 40 hộ tham gia. Từ đó, thu nhập của nông dân trên địa bàn xã đã không ngừng được nâng lên.
Từ việc tập trung thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, bộ mặt hạ tầng kinh tế - xã hội các vùng nông thôn Tân Uyên đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của thị xã đạt 43,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,4%. Hiện nay, trên địa bàn thị xã đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như vùng sản xuất rau tập trung tại các xã, phường: Thạnh Hội, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Hiệp, Uyên Hưng; vùng trồng cây ăn quả tập trung tại xã Bạch Đằng, chủ yếu là cây bưởi với diện tích diện tích gần 400 ha. Trên địa bàn thị xã còn có dự án chăn nuôi gà công nghệ cao do Công ty TNHH Ba Huân làm chủ đầu tư tại xã Vĩnh Tân với diện tích 17,94 ha.