TheÔngBidenbắttayvàogiảiquyếttìnhtrạngthiếuchipbándẫnhận định veronao chia sẻ của thành viên chính quyền Mỹ, Tổng thống Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu, vấn đề buộc các hãng sản xuất ô tô của nước này và nhiều ngành khác phải cắt giảm sản lượng.
Mới đây, Ford Motor cho biết, việc thiếu hụt chip có thể làm sản lượng của hãng giảm tới 20% trong quý đầu tiên. Trong khi đó, General Motors buộc phải cắt giảm sản lượng các nhà máy ở Mỹ, Canada và Mexico; đồng thời sẽ đánh giá lại kế hoạch sản xuất vào giữa tháng 3.
Sự khan hiếm chip bán dẫn xảy ra một phần do đại dịch, khiến Nhà Trắng đau đầu. Thành viên chính quyền Mỹ khẳng định: “Chúng tôi không chỉ lên kế hoạch lập báo cáo. Chúng tôi sẽ thực hiện các hành động để thu hẹp khoảng cách thiếu hụt”.
Sắc lệnh mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ giải quyết tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn. |
Theo Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn của Mỹ, các công ty nước này chiếm 47% doanh số chip toàn cầu, nhưng chỉ sản xuất 12% sản lượng, do họ đã thuê ngoài phần lớn công việc ở nước ngoài. Năm 1990, Mỹ vẫn còn chiếm 37% sản lượng bán dẫn toàn cầu.
Ông Joe Biden đang chịu áp lực phải bảo vệ chuỗi cung ứng của Mỹ, bằng cách đầu tư vào sản xuất chip bán dẫn thế hệ tiếp theo trong nước. Vì thế, sắc lệnh mới sẽ tìm cách đa dạng hóa nguồn cung đối với những sản phẩm cụ thể, như đất hiếm từ Trung Quốc.
Mỹ cũng sẽ phát triển một số hoạt động sản xuất trong nước, đồng thời hợp tác với nhiều nước khác ở Châu Á hay Châu Mỹ Latin khi họ không thể sản xuất các sản phẩm như vậy.
Anh Hào (Theo Reuters)
Apple, Qualcomm, hay Nvidia hiện nay dựa vào đối tác sản xuất chip bên ngoài, như TSMC hoặc Samsung. Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm cách thay đổi điều đó, bằng cách cung cấp chính sách ưu đãi cho việc xây dựng các xưởng đúc hiện đại ở nước này.