Khi các ngôi sao "vụt tắt"
Một tháng trước,ựmấttíchbíẩncủacácstreamertriệuviewTrungQuốty so truc tuyen 7m.cn Li Jiaqi biến mất khỏi Internet.
Streamer 30 tuổi, còn được biết đến với tên Austin Li, cho đến gần đây vẫn là một trong các ngôi sao Internet lớn nhất Trung Quốc với 64 triệu người theo dõi trên nền tảng mua sắm trực tuyến Taobao. Anh từng bán được 150.000 thỏi son chỉ trong vòng 5 phút và được phong là “vua son môi Trung Quốc”.
Dù vậy, ngôi sao này bất ngờ câm lặng sau khi một phiên livestream bị kết thúc đột ngột do có hình ảnh liên tưởng đến sự kiện chính trị năm 1989. Vài giờ sau, Li đăng lời xin lỗi lên mạng xã hội và cho biết không thể tiếp tục livestream do lỗi thiết bị. Li hứa hẹn sẽ tiếp tục đăng sản phẩm trong các phiên livestream sau này.
Song Li đã không xuất hiện trong hai sự kiện livestream được lên lịch tiếp theo. Từ đó tới nay, anh biến mất hoàn toàn khỏi không gian mạng, dừng mọi hoạt động stream mà không một lời giải thích. Tài khoản WeChat và Weibo của Li vẫn tồn tại nhưng ngừng cập nhật từ đầu tháng 6.
Austin Li trong một phiên livestream ngày 23/9/2021. (Ảnh: Getty Images) |
Sự im lặng kéo dài của Li, người tổ chức khoảng 250 phiên livestream năm 2021, rõ ràng là điều bất thường. Li và cơ quan đại diện không phản hồi câu hỏi của CNN.
Li không phải ngôi sao Internet duy nhất vắng bóng tại Trung Quốc vài tháng gần đây.
Tháng 12/2021, nhà chức trách tuyên phạt 210 triệu USD với Huang Wei, hay Viya, do trốn thuế. Huang sở hữu hàng triệu người theo dõi trên các mạng xã hội và nền tảng mua sắm - bao gồm Weibo, Taobao và Douyin - song các tài khoản đã bị gỡ bỏ vào tháng 12. Cô cũng không xuất hiện trên Internet.
Được mệnh danh là “nữ hoàng livestream” của Trung Quốc, cô gái 36 tuổi là một trong những người có ảnh hưởng nhất tại đây trong thập kỷ qua, khi đã bán thành công số sản phẩm trị giá hàng tỷ USD.
Khi Li và Viya biến mất, một ứng cử viên khác bất ngờ xuất hiện, lấp chỗ trống của họ. Đó là Dong Yuhui, một gia sư tiếng Anh. Anh thu hút hàng triệu người theo dõi khi tổ chức các buổi livestream dạy tiếng Anh miễn phí, kiêm bán sản phẩm trên mạng, mang về 22 triệu người theo dõi cho công ty của mình chỉ trong vòng 2 tháng.
Hiện thực “sớm nở tối tàn” của những nhân vật nổi tiếng nhất cho thấy sự khắc nghiệt khi sống dựa vào Internet tại Trung Quốc. Quản lý các streamer nằm trong nỗ lực lớn hơn nhằm giám sát các ngành công nghiệp tư nhân, từ công nghệ đến bất động sản.
Cuối năm 2020, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành các biện pháp “giảm bất bình đẳng kinh tế” và kiềm chế cái gọi là sự thái quá của chủ nghĩa tư bản. Đỉnh điểm của cuộc trấn áp đã thổi bay 3.000 tỷ USD vốn hóa thị trường của doanh nghiệp Trung Quốc trên toàn cầu.
Chấn chỉnh văn hóa livestream
Hai tuần sau phiên livestream của Li, Cục Phát thanh Truyền hình Trung Quốc và Bộ Văn hóa, Du lịch cùng nhau ban hành quy định mới, cấm 31 “hành vi sai trái” của các streamer. Trong đó, họ phải “giữ vững các giá trị xã hội và giá trị chính trị đúng đắn”, tự quản lý bản thân, tránh nội dung “gây tổn hại và phi pháp”, cấm xuất bản bất kỳ điều gì “làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Những người vi phạm nghiêm trọng sẽ bị đưa vào sổ đen và cấm vĩnh viễn khỏi ngành này.
Viya tại một buổi livestream. (Ảnh: Getty Images) |
Ngoài ra, Trung Quốc cũng yêu cầu streamer phải có giấy phép nếu muốn bàn về các chủ đề như luật pháp, tài chính, y tế, giáo dục.
Dù vậy, việc siết chặt ngành công nghiệp livestream đang nở rộ có thể không có lợi cho kinh tế Trung Quốc. Theo hãng tư vấn iResearch, quy mô thị trường livestream thương mại điện tử nước này đạt 1,2 nghìn tỷ NDT (178 tỷ USD) năm 2020, tăng 197% so với năm 2019. Hãng dự đoán nó có thể đạt 4,9 nghìn tỷ NDT (726 tỷ USD) vào năm 2023.
Nhưng đó là trước khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng chậm lại. Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 0,4% trong quý II so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng chậm nhất kể từ đầu năm 2020. Chi tiêu tiêu dùng cũng yếu đi trong khi tỉ lệ thất nghiệp tăng lên. Các nhà hoạch định chính sách đối mặt với rất nhiều vấn đề để duy trì tăng trưởng bền vững khi quốc gia phải đối phó với hàng loạt sự kiện như Covid-19, khủng hoảng bất động sản…
Lo ngại về diễn biến tồi tệ hơn, Bắc Kinh đã ra dấu sẽ nới lỏng cuộc trấn áp đối với lĩnh vực công nghệ. Vài tuần gần đây, các quan chức hàng đầu chính phủ cố gắng vực dậy tinh thần của ngành Internet và cam kết hỗ trợ những hãng công nghệ muốn niêm yết ở nước ngoài.
Tuy nhiên, niềm tin vẫn rất mong manh. Chỉ mới tuần trước, Cục Điều tiết Thị trường Quốc gia phạt một số hãng công nghệ do vi phạm quy định chống độc quyền vì không tiết lộ giao dịch vài năm trước. Thông tin ngay lập tức gây ra một đợt bán tháo cổ phiếu mới trên thị trường.
Các streamer hàng đầu bị chỉnh đốn đúng vào lúc ngành thương mại điện tử Trung Quốc bước vào dấu hiệu tăng trưởng chậm. Trong lễ hội mua sắm ngày 18/6 - sự kiện lớn thứ hai chỉ sau ngày Độc thân tháng 11 – tổng doanh số trên các nền tảng thương mại điện tử lớn chỉ tăng 0,7% so với một năm trước, giảm mạnh so với mức tăng 27% năm 2021, theo dữ liệu của hãng phân tích Syntun.
Du Lam (Theo CNN)
Douyin, phiên bản TikTok Trung Quốc, hỗ trợ các nhà hàng giao đồ ăn cho khách hàng khi kinh tế địa phương dần khôi phục.
(责任编辑:Cúp C2)