Luật sư tư vấn: Do câu hỏi của bạn chưa nêu rõ con của bạn bị tai nạn lao động trong trường hợp nào,ịtainạnthươngtíchcôngtyphảibồithườngnhưthếnàlịch thi đấu nhà nghề mỹ để được hưởng các chế độ và nhận bồi thường từ phía công ty tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc lao động theo quy định Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động 2012: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”. | Ảnh minh họa |
Thứ nhất: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động Cụ thể, Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau: 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1Điều này. Như vậy, đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động sẽ được hưởng các chế độ tai nạn lao động. Thứ hai: Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động. Quy định tại Điều 144 Bộ luật lao động 2012: 1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. 2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị. 3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này. Theo đó, mức bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động được xác định theo mức suy giảm khả năng lao động quy định tại Điều 145 Bộ luật lao động 2012: Người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau: + Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; + Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động. Người lao động bị tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này. Như vậy, người sử dụng lao động sẽ thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế, trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định nêu trên. Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ) Ban Bạn đọc Không đồng ý cắt chức, giảm lương, công ty có quyền chấm dứt HĐLĐ?Tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công việc Trưởng phòng, mức lương 15 triệu đồng/tháng kể từ 01/01/2019. |