Kịch bản nào cho mạng di động ảo?_kết quả u21 hà lan
Xét trên khía cạnh thị trường thuần túy thì chưa có “cửa” cho mạng di động ảo. |
VTC “án binh bất động” với mạng ảo
Ngày 22/6/2010,ịchbảnnàochomạngdiđộngảkết quả u21 hà lan Bộ TT&TT đã tổ chức lễ cấp phép mạng di động ảo cho VTC. Theo giấy phép, VTC sẽ cung cấp dịch vụ thông tin di động trên hạ tầng 3G của EVN Telecom và roaming với các mạng 2G trong nước. VTC Digicom (công ty con của VTC) cho biết, VTC sẽ cung cấp dịch vụ thông tin di động trên hạ tầng 3G của EVN Telecom. Ngoài EVN Telecom, VTC sẽ nghiên cứu các phương án roaming với các mạng di động khác để mở rộng vùng phủ sóng cung cấp dịch vụ cho khách hàng những nơi mà mạng 3G của EVN Telecom chưa vươn đến được. Ngay tại buổi cấp phép, VTC dự kiến sẽ chính thức cung cấp dịch vụ thông tin di động ảo vào cuối năm 2010 trên phạm vi toàn quốc với đầu số 11 số.
Thế nhưng đến thời điểm này, “mối lương duyên” của EVN Telecom và VTC Digicom vẫn “án binh bất động” - cho dù thời điểm dự kiến cung cấp dịch vụ đã đi qua. Trong buổi làm việc mới đây với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, phía VTC cho biết dự án hợp tác để triển khai mạng di động ảo giữa VTC và EVN Telecom vẫn “chưa có tiến triển gì”. VTC cũng không đả động thêm bất cứ thông tin gì với EVN về vấn đề triển khai mạng di động ảo với EVN Telecom mà lại đưa ra ý tưởng muốn cùng đơn vị này thành lập công ty chuyên về khai thác và cho thuê hạ tầng. Những động thái này của VTC cho thấy, dường như mạng di động ảo không còn là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp này. Hơn nữa, việc EVN có chủ trương cổ phần hoá EVN Telecom và bán cổ phần cho FPT thì vấn đề đi đến đàm phán có lợi cho VTC trong sử dụng hạ tầng của EVN Telecom để cung cấp dịch vụ sẽ không phải là chuyện dễ dàng. Nếu việc mua bán cổ phần giữa EVN Telecom và FPT thành công, chắc chắn FPT cũng không muốn có thêm đối thủ “kỳ đà cản mũi” trong môi trường vốn đã bị cạnh tranh quyết liệt.
Giới phân tích cho rằng, với tình hình kinh tế hiện nay - việc phải bỏ ra từ vài trăm tỷ đồng, thậm chí đến cả nghìn tỷ đồng để đầu tư cho mạng ảo mà cơ hội thành công lại tương đối mơ hồ thì quả là quyết định khó. Trong khi đó, giá cước dịch vụ di động cộng thêm khuyến mãi đã đẩy giá dịch vụ gần sát giá thành nên cơ hội đàm phán với nhà cung cấp có hạ tầng để có mức bán buôn lưu lượng “dễ thở” là điều vô cùng khó khăn.
Cho đến thời điểm này, chưa có bất kỳ mạng di động nào tuyên bố giảm cước và một số mạng đưa ra chính sách “thắt lưng buộc bụng” để chống chọi với tình hình kinh tế đang đối mặt với “bão giá”. Giới phân tích cho rằng, nếu xét trên khía cạnh thị trường thuần túy thì chưa có “cửa” cho mạng di động ảo. Vì vậy, chưa thể kỳ vọng gì ở việc gia nhập thị trường di động của VTC. Với thực tế thị trường di động hiện nay, không có nhiều ý kiến lạc quan về khả năng phát triển của mạng di động ảo tại Việt Nam.
Hai kịch bản cho Đông Dương Telecom