当前位置:首页 > World Cup

Truyện Bảy Đêm Quải Đản_trận đấu hertha bsc

LỜI DẪN

Một ngày cuối tuần đầu đông,ệnBảyĐêmQuảiĐảtrận đấu hertha bsc đêm khuya xuống làm cảthành phố biến mất cái vẻ ồn ào náo nhiệt của cái buổi ban ngày. Thếngay vào lúc đó là một bầu không khí lành lạnh. Trên đường đôi lúc mớigặp được vài bóng người qua lại. Một cơn gió vút qua thổi tung đám lábên đường. Trên trời cao xanh thẳm lửng lơ vài đám mây lẻ loi. Ánh trăng mờ ảo soi xuống rặng cây xa xa, loáng thoáng có tiếng người bàn tán vềkiến trúc của căn nhà cũ kĩ ấy.

Một tòa nhà cổ với bốn tầng theo phong cách Nhật Bản. Nấm mốc bao phủ bức tường dày đặc. Các loại câyleo bò kín không còn nhận ra hình thù bức tường nữa. Điều đó thể hiệnkhu nhà cũng có lịch sử lên đến sáu bảy mươi năm rồi. Tòa nhà này đã cũđi nhiều nhưng từ vật liệu xây dựng và hình thức bên ngoài của tòa nhàvẫn nói lên rằng: Thời huy hoàng đây ắt phải là biệt thự của một ngườiquyền thế.

Sau ngần ấy năm nên cũng dễ hiểu sao tòa nhà biếnthành khu hoang vắng thế này. Vàng bạc của cải nhiều đến đâu cũng khóbảo toàn.

Sau cái cách, tòa nhà bị một đơn vị chiếm làm khu ởtập trung cho công nhân. Thoáng một cái đã có hơn ba mươi hộ gia đìnhdọn đến ở kín tòa nhà. Cửa lớn ở chính giữa tòa nhà làm từ đá cẩm thạch. Cầu thang được làm từ gỗ thượng đẳng, thế nên qua mấy chục năm lịch sửrồi giờ vẫn dùng được. Nhưng mỗi khi có người qua lại là tiếng kẽo kẹtlại vang lên, đông người lên xuống một chút thì thật đinh tai nhức óc.

Theo đã phát triển của thành phố biến khu dân cư này thành một khu phố ồnào. Nhưng với dáng vẻ như vậy tòa nhà thật lạc lõng giữa quang cảnh hiện đại của cả thành phố. Số phận của khu đất này lại bị một ông chủ vôdanh mua lại. Họ dự tính sau mười tháng ở đó sẽ mọc lên một tòa cao ốclàm siêu thị. Vì cái dự án đó mà các hộ gia định vốn dĩ ở đây lâu nămđều từ từ dọn đi hết, chỉ còn lại một vài sinh viên mới tốt nghiệp làcòn ở lại. Bởi lẽ tiền thuê nhà rẻ và họ cũng chẳng vội vàng gì chuyểnđi nơi khác. Những sinh viên đầu tiên dọn đến đây ở chỉ có Trương Khiếtvà Vương Thổ, không lâu sau họ giới thiệu với bạn bè và có thêm vàithanh niên dọn đến ở chung.

Dưới chân cầu thang ngập ngụa rácthải của những người ở trọ trước đây để lại khi họ dọn đi. Và nếu có aiđó qua đây vào buổi tối, đi lên cầu thang ắt hẳn sẽ nghe thấy những âmthanh nghe như tiếng người nghiến răng kèn kẹt dội lại mà khó tránh khỏi cảm giác rờn rợn.

Tầng một có căn phòng nhỏ là nơi mà các hộdân ở đây làm kho để đồ. Còn có một gian phòng có vẻ rất lâu rồi khôngcòn ai cả. Theo lời kể của chủ cũ căn nhà thì ở đó đã từng có người chết nên gần như không có ai qua lại đó nữa. Cửa ra vào bị mạng nhện giăngđẩy, Vương Thổ lần nào đi qua đây đều ngó trước nhìn sau chẳng phải vìsợ mà vì cậu rất tò mò.

Cuối tuần trước Trương Khiết ngồi lìtrong phòng, lên mạng đốt thời gian, mở QQ (mạng chát của Trung Quốc)nhưng không có ai trên mạng cả,bộ dạng coi vẻ hơi thất vọng. Vài giâysau tiếng chim cánh cụt tít tít báo có người để lại tin nhắn, anh nhởnnhơ mở QQ xem tin. Dòng tin nhắn làm cậu hiếu kỳ vì của một cái nick lạvới nội dung "Bây giờ tôi đến tìm bạn". Anh ta lục tung phần danh mụcbạn bè để tìm kỹ xem lời nhắn đó của ai nhưng vô tác dụng. Không có mộtliên hệ nào để tìm ra manh mối hết. Thêm vào đó người nhắn cũng khôngnhắn gì nữa cả, kỳ quái. Ngoài bạn học ra thì là bạn thân mà gần đâycũng không thấy ai đến tìm anh ta cả. Người chủ của dòng tin nhắn là aimà sao không tài nào đoán ra được! Trương Khiết nghĩ thầm "thôi kệ vậy", không tìm hiểu nữa. Bạn bè có đến thì cũng sẽ gọi điện, cậu quay ra tập trung làm việc khác.

Vương Thổ buồn chán đến tìm Trương Khiếtngồi nói chuyện. Vương Thổ vốn dĩ đối với chuyện tâm linh rất hứng thú,nhất là những chuyện thuộc loại hồn vía ma quỷ. Chỉ cần nhắc đến chủ đềnày là cậu có thể nói không ngớt, hai người nói từ phim ma cho đếnchuyện kinh dị Nhật v.v… Thế nào là ma núi, ma suối, ma đói… Họ nói tấtcả chuyện cổ quái ma quỷ bốn phương mà tỉnh queo đầy cuốn hút làm cho ai cũng tò mò. Những thanh niên có trí trưởng tượng phong phú như họ đềuthích khám phá cái mạo hiểm, cái kinh dị.

Thạch Nham đưa ra gợiý, đều là đốt thời gian vậy tại sao chúng ta không tổ chức một câu lạcbộ "Hội kinh dị". Mỗi cuối tuần chúng ta tụ họp để nghe một người kể vềcâu chuyện ma mà họ thấy tâm đắc nhất, và thành viên giới hạn là cư dântrong tòa nhà này. Như nắng hạn gặp mưa rao, ý kiến được mọi người cùngủng hộ, tất cả thành viên gồm bảy người. Vài ý kiến đầu tiên đưa ra nhắm làm cho không khí của những buổi kể chuyện thêm phần kì bí gồm: đóngcửa, tắt đèn… trong căn phòng đêm tối mọi người lắng nghe những câuchuyện ma kinh điển.

Những cô bé, cậu bé đâu biết ngày họ tụ tập lại với nhau cũng là ngày mà câu chuyện kì bí có thật sẽ xảy đến với họ cũng bắt đầu.

Vào cái đêm đó, phòng của Trương Khiết ở trên tầng tư cửa đóng kín mít, bên trong tối thui, câu lạc bộ của những kẻ quái gởhoạt động buổi đầu tiên. Tất cả thành viên đều có mặt. Không khí trongphòng càng trở nên rờn rợn khi các thành viên thì thào chào hỏi nhau rồi chìm vào tĩnh lặng. Chút ánh sáng nhờn nhợt của ánh trăng ngoài hiêncửa hắt vào làm mọi vật thật huyền bí. Bên ngoài cái bóng của cây bạchdương ngả nghiêng vào tòa nhà như cấp số nhân của khung cảnh ảm đảm làmai cũng cảm nhận được cái hoang vu lạnh lẽo đến gai người.

Gióxao xác thổi nhẹ đám lá, hai cô gái nhát gan Hà Tiểu Đinh và Triệu DụcTịnh nắm lấy tay nhau ghì chặt, họ toát nên vẻ cam chịu ngồi nhìn bốnphía. Trời về đêm se lạnh và hai người họ cũng phát hiện ra tay của bạnmình cũng đang lạnh toát. Cũng thật may là trong phòng tối thui nênkhông nhìn thấy nét mặt tái dại của nhau, đỡ xấu hổ. Trong lòng mỗingười đều thấy hoảng loạn.

Vương Thổ là người thích kể chuyệnnhất, anh hắng giọng rồi nói: "Hội kinh dị" đi vào hoạt động đối với một người hâm mộ như tôi là một sự kiện hết sức quan trọng vì vậy tôi sẽkhông để lỡ cơ hội được phục vụ các bạn. Những câu chuyện ly kỳ thú vịlúc tôi còn là sinh viên ngồi trên giảng đường đại học.

Lúc đóđã là sinh viên năm thứ tư, cả bốn năm đều ở ký túc xác. Ồ, thế nên miễn bàn về điều kiện ăn ở tồi tàn. Bấy giờ đến lúc tôi chuẩn bị viết luậnvăn, hôm nào tôi cũng về muộn nên rất hay bị nhốt ngoài cửa ký túc. Cũng vì thế, cũng vì tiện cho công việc tôi cùng một vài người bạn ra ngoàithuê một căn phòng.

Vừa dọn vào ở phòng mới tôi đã bị cái giásách cũ của chủ nhà làm cho hết hồn hết vía. Lúc đó hai tay tôi đang lễmễ ôm một thùng to đựng đầy chuyện tranh và họa báo các bạn tôi ở nướcngoài gửi tặng. Tôi còn đang chưa biết nên đặt ở đâu. Vì đúng là đã xemđi xem lại chúng khá nhiều lần rồi, trong một thời gian ngắn tới tôichưa chắc sẽ động tới chúng, nhưng bảo vứt đi thì thật là tiếc, dù gìthì những quyển tạp chí này cũng không dễ gì mà mua được. Mặc kệ ai muốn cười nhạo gì thì cứ cười nhạo tôi cũng sẽ vẫn gửi chúng.

Điểmnày thì "Tôi giống với cụ ông nhà tôi thế, ba cái đồ rách rách nát náttôi thường rất tiếc rẻ" đi đâu cũng đùm đùm, bọc bọc.

Tôi đivòng vòng quanh nhà, thấy năm người mà có ba phòng ngủ một phòng kháchthì hơi chật chội. Mà sẽ nghiêm trọng hơn vào lúc cả năm người cùng quậy phá. Sau đó tôi mở cửa ban công, chớp mắt tôi nhìn thấy ngay bên tráitrong đống bụi bậm là một cái tủ sách. Nói như vậy chưa hoàn toàn chínhxác, mà đúng ra là tôi tìm thấy một cánh của chiếc tủ. Một bên còn lạithì bị một chiếc thuyền dựng đứng chặn mất rồi. Cả hai thứ vật dụng rách nát này đều là thứ đồ cũ bỏ đi.

Tôi liền tiến đến xem với ýnghĩ biết đâu dùng được vào việc gì. Tôi đi vào ban công và loáng thoáng nhận ra có bóng người. Tôi luống cuống quay lại bắt gặp ngay điệu cườibí hiểm. Bên trái ban công quả nhiên có người. Tôi thoáng giật mình,trấn tĩnh lại thì thấy đó chỉ là cái bóng của người mà thôi. Vì ở đó đặt một chiếc gương rất to và bên trong đó hiện lên ảnh của chính tôi.Nhưng do chiếc gương đã quá cũ và bụi bẩn nên cái hình ảnh ấy trở nênméo mó và loang lổ. Một chiếc gương to thế này sao ai lại để ở đây, chỉcó thể soi thấy mỗi cái giá sách cũ rích này mà thôi. Nghĩ vậy tôi cũngchẳng để ý gì thêm về cái gương ấy nữa mà đi thẳng đến giá sách, để sách xuống đất trước đã. Nhìn vào nét chạm trổ trên cánh cửa tủ thì đây làcái tủ quá lỗi thời. Vách ngăn thì gãy nát, gương kính thì nứt vỡ, bêntrong la tạp nham báo cũ, đúng là cái giá sách này cũng khá là có thâmniên rồi.

Khi tôi đưa tay mở ngăn tủ, một cơn rùng mình xuấthiện, cảm giác thật không thoải mái chút nào, như thể có chuột bò quachân. Chỉ là một chiếc tủ sao lại ớn lạnh đến vậy. Tôi nghĩ trong đầu,giữa mùa hè cái gì cũng nóng ran, vậy mà cái tủ này phả ra khí lạnhđiếng người.

Tôi từ từ mở cửa tủ. Kẽo kẹt, xem ra cánh cửa nàybắt đầu xiêu vẹo. Mùi nắm mốc xộc lên quá khó chịu khiến tôi phải quayđầu bước vội đi, loáng choáng giậm ngay vào đống báo ngã sõng soài. Quảthật trong cái tủ đó có bóng người, một người có vóc dáng nhỏ con, đôimắt sáng quắc nhìn tôi trừng trừng. Lúc này hai người bạn học của tôi là Vương Nhuệ và Hoắc Hà nhìn đăm đăm vào cái thùng cát tông kín mít đầyvẻ chán nản. Tôi nhận ra khi dọn đồ đến nhà mới con người còn đôi chúthứng thú, chứ đến khi dọn nhà xong cái cảm giác còn lại là sự mệt mỏi vô hạn. Sau những mệt mỏi đó Hoắc Hà quyết định tạm làm con gà lười "Có gì ngày mai rồi tính! Hôm nay nghĩ nghơi cái đã, tối ra ngaoi2 làm mộtvòng xem quanh đây có chỗ nào uống rượu thú vị không?"

VươngNhuệ lên tiếng "Đến thế là cùng, vừa nói mệt mỏi đã lại có tinh thần ănchơi. Viển vông quá, bớt lằng nhằng, đi ra dọn thùng vào nào". Hoắc Hàbất đắc dĩ đành ra cầm con dao đẹp đẽ lên chuẩn bị làm việc. Tiếng hétcủa tôi vọng từ ban công xuống làm hai người bọn họ giật mình. Hoắc Hàthiếu chút nữa đã tự cắt vào tay. Hai người họ vội phi ngay lên bancông. Trần Hồ Huy và Khương Phượng đang trong phòng khách nghe thấy vậycũng lao lên. Ngay lập tức năm người đàn ông chen chúc nhau trên chiếcban công chật ních. Thấy sự việc không hề có gì cả, Hoắc Hà trợn mắtnhìn tôi, tức giận nghiến vào chân tôi một cái rồi nói.

"Có mỗikhác người gỗ mà anh la toáng lên cái gì. Anh có biết suýt nữa em đã cắt vào tay mình không, đàn ông đàn ang lớn đùng rồi mà gan của anh khôngto hơn gan một con mèo là mấy."

Trên thực tế trong ngăn tủ làmột bức tượng bằng gỗ. Nó cao bằng nửa người thật, thảo nào trong bóngtối tôi nhìn nhầm thành người, hết cả hồn. Tôi cũng chả hơi đâu đi để ýsự cười nhạo cùa người khác vì rõ ràng nó vừa giương giương nhìn tôi, có lẽ nào mắt tôi hoa? Tôi đi xem kỹ lịa thì bức tượng hiện ra là bộ mặtcủa một ông già da mặt xù xì, sắc mặt bình thường đặc biệt là đôi mắtmông lung chứa đựng nhiều uẩn khúc. Khương Phương rất hào hùng nhắc bứctượng lên vần vò, món đồ chơi này thật độc đáo, mà cậu chơi vậy cũngthật liều lĩnh. Nếu bức tượng đó mà rơi xuống thì thật sự là có thể làmcho cái chân của Vương Thổ sưng vù. Lẽ nào cậu ấy không sợ chăng? Trongtiếng cười nói của mọi người, tôi thấy mình hơi xấu hổ. Tôi cũng địnhthanh mình gì đó nhưng thật ra cũng chẳng biết nên nói thế nào.

Vương Khuê đắc chí chòng ghẹo tôi.

"Cứng lưỡi rồi phải không? Cậu chỉ có thể giữ bình tĩnh không bị hết hồn hếtvía nếu có chuyện gì xảy ra với trò chơi mà thôi cậu bé ạ."

Khương Phương thích thú.

"Tôi! Bạn còn nhớ hồi năm thứ nhất chúng ta đã chạy vào rừng lợn lòi giả quỷ dọa bọn con gái thế nào đấy chứ. Tôi nào dám."

Vương Nhuệ cắt ngang những lời lẽ xỏ xiên.

"Thôi được rồi, được rồi. Câu chuyện kỳ tích của cậu chúng tôi đã nghe cả hơn hai trăm lần rồi. Tôi đang nghĩ thật ra khúc gỗ này cũng rất đặc sắcđấy chứ. Tôi sẽ để nó trong phòng mình."

Khương Phượng cười ẩn ý.

"Thế nào? Định biến thành tượng thần đấy hả? Biết đâu đấy lại là thần tài".Nói xong anh ta lấy cái tượng gỗ đưa cho Vương Nhuệ. Anh ta đỡ lấy màkhông hề nghĩ đó là cố ý. Khương Phượng cười lớn, dúi bức tượng vào lòng Vương Nhuệ.

"Mang đi mà thắp hương!"

Sau một hồi òmtỏi, cả đám giải tán. Tôi ở trên ban công một lúc, nghĩ lại ánh mắt củapho tượng lúc trước. Một cảm giác ngẫu nhiên thấy mình không hề hoangtưởng. Tại sao lại bỏ người gỗ nhốt lại, khóa lại. Tôi càng nghĩ càngthấy chủ nhà này địch thị là một người kì dị. Định thần rồi, tôi xem xét lại cái tủ sách. Nhìn vào thật không như những gì tôi nghĩ. Cái gáisách này có rất nhiều hốc vách ngăn nhỏ. Nếu như không mở nốt cánh cửacòn lại thì cũng chẳng chứa được nhiều đồ. Tôi thấy một chiếc bể cá kháto bên trong. Biết là mình lại lãng phí thời gian và sức lực vào việc vô bổ. Nhưng tôi lại nghĩ hay cứ nhét cái bể cá này vào dưới gương vậy. Đi khỏi ban công tôi gặp Khương Phượng kéo theo Vương Nhuệ.

"Cái gương to thế này mà để trên ban công thì thật là lãng phí.

Khương Phượng gật gù.

"Thế thì kê vào phòng khách ban ngày chúng ta có thể cùng ngắm vuốt."

"Nhưng mà cũng đừng để ở đối diện cửa phòng tôi đấy nhé!"

Vương Nhuệ.

"Gương cũng là bùa đấy. Có thể ngăn mọi cái không sạch sẽ, chặn cả âm khí không cho vào phòng của chúng ta đấy".

"Thượng đế sẽ phù hộ cho cậu, hà hà…"

Khương Phượng quay đầu không thèm để ý.

"Kê đối diện với phòng tôi là được chứ gì! Cuộc đời tôi đáng tiếc nhất làchưa được gặp ma quỷ lần nào. Nếu ma quỷ xuất hiện trước mặt tôi dù chỉmột lần thôi thì cũng coi như không còn gì để tiếc".

Trừ tà?Trong tôi chột dạ ngoái đầu nhìn cái tủ sách, bắt đầu thấy luồng khílạnh lan tỏa tôi vội vàng rời khỏi ban công, chỉ còn nghe sau lưng tiếng hai người xì xào việc đặt để chiếc gương.

Năm người chúng tôibấy giờ cũng lập ra một phòng tranh hoạt họa. Cả nhóm đều học chuyệnngành mỹ thuật rất thích vẽ, đặc biệt là vẽ tranh hoạt hình. Mà chúngtôi cũng chẳng ai chịu yên phận cam chịu cuộc sống. Bắt đầu khởi nghiệphứa hẹn một việc đại cát đại lợi. chúng tôi đều tự thưởng cho mình làmông bà chủ. Những ngày đầu chúng tôi rất khí thế vào hẳn gần trung tâmthành phố thuê một căn phòng hai tầng chuẩn bị một cơ ngơi bề thế.

Qua vài tháng chúng tôi cũng phát hiện ra tài chính kinh tế lâm vào tìnhtrạng o ép, khách hàng thưa thớt, tiền thu về càng ngày càng ít. Khôngđủ khả năng duy trì cái văn phòng to đẹp ấy nữa. Lực bất tòng tâm nênđành chuyển văn phòng đến chỗ mới.

Tuy là một nơi xa một chútnhưng phòng làm việc có thể kiêm luôn vai trò của một ngôi nhà nhỏ. Cănphòng mới thuê năm trong khu tập thể số nhà 402 còn tạm được. Chủ nhà là một người khá hoàn cảnh. Đang lo lắng khoản tiền đóng học cao đẳng chocậu con trai thì bố ông ta qua đời. Ngôi nhà do đó mà cũng thừa ra. Tôivà Trần Hồ Huy đến xem xét tình hình thì thấy ông chủ nhà này cũng không biết gì về ngôi nhà cho lắm. Vì có nhiều vấn để đều không trả lời chúng tôi được. Thế nên không tránh khỏi sự nghi ngờ của Trần Hồ Huy. Anh tathì thầm.

"Ông ta phải chăng là một kẻ lừa đảo?"

Ông chủ nhà thoáng qua hành động đoán được sự nghi ngờ của chúng tôi nên có đôi chút ngượng ngập giải thích. Bố ông là người tính lập dị, không chỉhàng xóm mà đến cả cháu gái của mình cũng không muốn tiếp xúc. Cũng chỉvì tôn trọng ý nguyện của bố nên ông đã đồng ý để bố được ở một mình. Ra là vậy, hai chúng tôi cũng phần nào bớt lo lắng. Xem qua căn phòng thìmọi điều kiện tạm ổn. Giá thuê nhà cũng hợp lý, chỉ có điều căn phòngquá bẩn thỉu, lông chim, thùng sọt, các góc cây điêu khắc chạm trổ, đásỏi… Ông lão này thu gom được đồ đạc với khối lượng và chủng loại cũngmuôn màu muôn vẻ. Chủ nhà trấn tĩnh chúng tôi, "cứ yên tâm đi chỉ cầnmột loáng là tất cả sẽ được dọn dẹp sạch bóng". Chúng tôi quyết địnhthuê căn nhà đó. Trong vài ngày sau, xe của công ty vận chuyển đến dọnhết đồ của chúng tôi về nhà mới. Những ngày đầu đã quá nhiều chuyện xảyđến với chúng tôi, không chỉ là việc của cái tủ sách mà con việc nữacũng làm chúng tôi không vui.

Khi Khương Phượng đang hướng dẫnnhân viên công ty dọn nhà, có một người khoảng ba mươi tuổi dáng vẻ hơigầy gò chủ động bước tới hỏi thăm.

"Xin chào! Cháu mới dọn đến?"

Khương Phượng "Vâng ạ! Chú cũng ở tòa nhà này ạ?"

Người đàn ông gày nói "Tôi ở tòa bện cạnh, phòng 301! Thế còn các cháu?"

Khương Phượng "402".

Vừa nói dứt lời Khương Phượng thấy sắc mặt của người đàn ông biến sắc, có vẻ rất ngạc nhiên, sững người một lúc rồi hỏi.

"Là căn phòng của ông già kì dị vừa chết?"

Khương Phượng "Vâng, trước đúng là có một ông lão ở đây".

Người đàn ông lấy lại sắc thái bình thường, một lúc lâu sau than thở một câu"Các cháu ở đó cẩn thận đề phòng bất trắc". Buông thõng câu nói dở dang, người đàn ông bước đi. Tối đến, việc dõn nhà làm chúng tôi mệt nên gọimấy suất cơm hộp, rồi cùng ngồi xúm xít bên bàn ăn. Quay ra cười nhoẻnvới tôi một cái Khương Phượng kể cho mọi người nghe về người đàn ông gày gò sáng nay. Vương Nhuệ có đôi chút căng thẳng "Biết đâu đấy, căn phòng này có gì đó bất ổn thật? Vừa có người chết, nên tiền thuê nhà mới rẻ."

Khương Phượng khua khua tay "Không có đâu, sức mấy mà đi tin những lời nói ấy? Chuyện huyễn hoặc!"

Hoắc Hà tiếp lời "Mà biết đâu chính người đàn ông đó có vấn đề bĩa ra ma quỷ để dọa hàng xóm?"

Tôi ngồi im thin thít ngẫm về cái giá sách, cái giá sách. Cái gương to trên ban công giờ đã kê trong phòng khách, khúc tượng gỗ được Vương Nhuệ lau sạch sẽ đặt trong phòng anh ta. Giữa lời bàn tán của mọi người tôi vẫnchưa hiểu lý do khi thấy cái giá sách sống lưng tôi lại lạnh toát. Cảđêm hôm ấy tôi không ngủ nổi, thời tiết thật nóng, bên ngoài cửa sổ mèođêm đi hoang gọi bạn. Trăn trở mãi rồi cũng thiếp đi, ba phòng ngủ mộtphòng khách thênh thang mà nằm cả tiếng rồi tôi vẫn thấy không khí bíbách. Không còn biết trời đất là gì nữa thì tôi bỗng bừng tỉnh. Muốnngồi dậy vươn tay vươn chân một lúc nhưng cảm giác toàn thân như bị cuốn chặt. Chân tay động đậy chạm ngay vào cái gì đó cứng nhắc. Tôigang81het61 sức đẩy cái vật lạ đó đi mà không tài nào đẩy nổi, lấy lạibình tĩnh, thử làm lại nhưng vẫn vô ích: tôi bị nhốt trong một cái thùng gỗ. Nhưng thực sự thì là cái gì? Thùng gỗ hay quan tài, cùng lúc đó sực lên cái mùi thối rữa. Chính là cái mùi mà sáng nay tôi vừa ngửi thấy.Cái giá sách, tôi đang bị nhốt trong giá sách. Toàn thân tôi nổi da gà,dựng tóc gáy, tim đập thình thịch, tất cả hình ảnh đáng sợ bao trùm lênsuy nghĩ hoảng loạn của tôi.

Tôi bị nhốt trong tủ sách! Chính cái tủ sách đấy!

Tôi gồng hết sức mình, muốn thoát ra khỏi nơi đây. Nhưng trong cái tư thếchật chội này tôi thật là lực bất tòng tâm. Sự hoang mang hơi thở gấpgáp vang đi vọng lại trong cái tủ sách chết tiệt này! Cứu tôi! Cứu tôivới!

Tôi gào thét mà không thấy cổ họng mình phat1 ra bất cứ thứ âm thanh nào. Xung quanh vẫn chỉ là một màn đêm đen kịt. Ngoài cảm giác chật chội và thứ mùi hôi thối này ra tôi không còn một cảm nhận gì nữa. Trong cơn hoảng loạn tôi mới thấm cảm giác yếu mềm khi xưa. Một cận bétám tuổi vùng vẫy trong nước mà không có cách nào tìm lại được thăngbằng. Trong mênh mang biển nước làm tôi thấm thía được thế nào là tuyệtvọng.

Cuối cùng cũng tỉnh thật, lần này là tỉnh lại thật. Tôichưa bao giờ thấy biết ơn vì đã tỉnh lại như lần này. Gượng dậy bật đèn, tôi không kìm nổi mình thở phào nhẹ nhõm, cũng không dám ngủ tiếp nữa.Nhìn lên đồng hồ, mới ba giờ sáng, vậy mà tôi tưởng như mình đã bị nhốttrong cái giá sách đó cả mấy ngày mấy đêm rồi. Trông bộ dạng của tôichẳng khác gì vừa được vớt từ dưới nước lên. Toàn thân ướt đẫm mồ hôi,vớ được cái khăn lau qua cái mặt mà tim vẫn thình thịch sợ hãi. Mở cửara tôi định đi tắm một cái thì nghe trên ban côn có tiếng sột soạt, ngay lập tức tôi nghĩ đến cái giá sách ma quái kia. Tôi chạy cuống cuồng vềphòng, tắm cũng chẳng dám đi nữa. Cứ như vậy mà qua một đêm.

Cuối cùng trời cũng sáng, tôi yên tâm hơn một chút mà ngủ. Sau một đêm mệtnhọc đặt người xuống, tôi như một hòn đá. Không còn biết đến cả tiếngKhương Phượng gõ cửa nữa.

Khương Phượng ngủ dậy, đã mười giờ rồi mà rõ ràng tối qua cậu ấy đã đặt đồng hồ. Đặt buổi sáng chín giờ, cáiđồng hồ cổ lỗ ngày nào cũng phải lên dây cót mới kêu. Nhưng âm thanh của nó thì to vô cùng. Mấy người cùng phòng đã mấy lần gạ gẫm đổi chác vớicậu ấy đều bị cậu chàng từ chối.

"Đây là món đồ kỉ niệm từ ngày bố mẹ tôi yêu nhau nó rất ý nghĩa với tôi." Khương Phượng nói thêm.

"Đồng hồ báo thức mà không kêu thì đánh thức mọi người sao nổi?"

Sáng ngày hôm đó đồng hồ không hề kêu để đánh thức Khương Phượng làm cậu ấy không khỏi cáu bẳn. Lẽ nào đã đến lúc nó dở chứng.

"Mày chỉ thỏ đến đây thôi sao?"

Tính cầm cái đồng hồ đi sửa thì mới thấy là nó đã biến mất. Nó không còn ởdưới gối nữa rồi. Cái này thì lạ này: Khương Phượng nhớ rõ ràng là tựtay mình để đồng hồ dưới gối tối qua, trong lúc mê man cữa quậy đầu anhvẫn chạm vào nó cơ mà. Sao giờ này lại không thấy nữa? Tìm kỹ rồi vẫnkhông thấy đâu, bò cả xuống xem dưới gầm giường cũng không có. Anh tatìm đến Trần Hồ Huy cùng phòng hỏi han. Thì câu trả lời là không biết.Hỏi đến cả hai người cùng phòng bên cũng chẳng có ai biết gì cả. Lúc này Vương Nhuệ cũng hậm hực nói rằng mình bị mất đôi tất. Cậu thề rằng vừalấy đôi tất sạch ra vắt lên thành ghế bên cạnh giường, giờ thì khôngthấy.

Chỉ một đêm đầu đến nhà mới mà đã mất hai món đồ, thật làlảm người ta tức quá đi. Mọi người cùng bới tung mọi ngóc ngách nhưngchẳng thấy tăm tích gì. Khương Phượng để ý đến cánh cửa phòng tôi vẫnkhóa im lìm.

Vương Nhuệ nói "Có lẽ nào hôm qua chúng ta cười nhạo anh ta nên anh ta trút giận trả thù chúng ta chăng?"

Trần Hồ Huy lắc đầu, nói rằng tôi cũng không đến nỗi nhỏ mọn vậy, hơn nữanếu đã vậy thì giáu cái gì chứ giấu đôi tất thì chẵng bõ.

Nếu là tôi "Chí ít thì cũng phải cái điện thoại."

Mọi người đều thấy câu nói này không vô lý. Khương Phượng không cam tâm vẫn muốn tim tôi hỏi lại cho ra ngô ra khoai. Nhưng gõ cửa thế nào cũngkhông thấy trong phòng có động tĩnh gì cả, chỉ vọng ra tiếng ngày ngủnên anh ta đành bỏ đi.

Khương Phượng bất lực than vãn "Anh ta ngủ thật như một con lợn!"

Tôi ngủ một mạch đến chiều. Các đồng sự ai vào chỗ người đấy bật máy lênlàm việc hết rồi. Gần đây chúng tôi có vài vụ làm ăn nhỏ, làm một bộthiết kế về chuyện tranh anh hùng. Nhà sách yêu cầu là phải theo phongcách Nhật, việc cũng chẳng gấp nếu không bị mất mấy ngày dọn nhà. Vì thế chúng tôi phải gấp rút hoàn thành kế hoạch. Giờ mới dậy tôi không tránh khỏi ngượng ngập vì lười biếng. Ăn qua loa ít bánh mì và sữa, chào hỏicác đồng nghiệp, Khương Phượng dợi người đến là hỏi ngay việc mất mónđồ, nhưng tiếc là hỏi gì tôi cũng không biết.

Khương Phượng chửi thề "Cái quỷ quái gì đang diễn ra?" rồi không nói gì thêm nữa.

Đồng hồ và tất cũng chẳng đáng giá gì mất rồi thì thôi. Nhà có ma! Tronglòng tôi vẫn thấy rờn rợn nghĩ đến chuyện đêm qua và âm thanh từ bancông vọng lại. Lẽ nào vẫn liên quan đến giá sách. Tôi định nói vớiKhương Phượng nhưng lại ngại bị anh ta chế giễu, chẳng nói ra nữa, giữtrong lòng vậy. Khương Phượng mua một cái đồng hồ mới, Vương Nhuệ đổiđôi tất khác, mọi chuyện như chưa hề diễn ra. Hoắc Hà gợi ý, biết đâungày mai đồng hồ lại kêu lên ở đâu đó.

Khương Phượng chẳng lấy gì làm vui vẻ, nói "Mỗi lần lên dây cót chỉ dùng được một lần."

Tôi cũng không còn mơ thấy ác mộng nữa. Mỗi ngày chỉ biết trấn an mình. Xem có ai bị mất đồ thêm nữa không, nhưng ba ngày liên tiếp không có chuyện gì xảy ra cả, xem ra cái đêm hôm mất đồ chỉ là một sự tình cờ, mà cũngcó lẽ tại hai người họ nhớ nhầm, lẫn lộn lung tung. Tôi do đó cũng antâm hơn. Công việc cũng thuận lợi đi đến thành công. Đối tác rất vui vẻvà hẹn sau nữa tháng sẽ thanh quyết toán hết, mọi việc diễn ra thật tốtđẹp. Thế mà qua được vài hôm lại bị mất đồ, lần này là chai nước hoa của Trần Hồ Huy. Hoắc Hà mới làm quen được với một cô gái trên mạng hôm nay là buổi đầu tiên hẹn hò nhưng anh ta có một nhược điểm là cơ thể nặngmùi. Sợ khiến cô bé ấn tượng không tốt.

Trần Hồ Huy "Tôi có một lọ nước hoa vẫn chưa dùng"

Lấy đưa Hoắc Hà dùng mà đi cưa cẩm. Nhưng đến lúc tìm thì không thấy. Trần Hồ Huy sững sờ.

"Rõ ràng tôi để trong ngăn kéo, hôm dọn nhà vẫn thấy ở đây, giờ biến đâumất rồi". Hoắc Hà cũng tìm giúp mà không thấy nên đành đi không vậy. Tối Hoắc Hà nhăn mặt trở về: buổi gặp mặt có vẻ không như mong đợi. Đámchúng tôi không nhịn nổi lại bàn tán về món đồ mất tích.

KhươngPhượng giáo đao "Mấy hôm trước chúng ta không biết mất đồ mà rất có thểlà do mất những thứ không hay sử dụng nên mọi người không ai để ý, bâygiờ mọi người cùng xem xét kĩ lại."

Lục lọi đồ đạc mới phát hiện còn mất thêm vài món đồ nữa, Khương Phượng bị mất cái đĩa CD mà cậuthích nhất. Hoắc Hà mất cái bưu thiếp quan trọng. Vương Nhuệ cũng thấythiếu thiếu món đồ gì đó.

Họ hỏi đến tôi "Tôi, tôi bị mất một bên hoa tai!"

Tất cả chúng tôi họp lại đều cảm thấy ở đây rất kỳ lạ, đến giờ phút này vẫn chưa thấy mất tiền, cũng không mất đồ gì giá trị. Nhưng tức một nỗi đóđều là những món đồ đã và đang dùng đến. Chúng tôi ai cũng bị mất thứ gì đó. Đấy là cả sự vô lý. Những lúc bình thường sơ hở phòng không có aiđã đành nhưng đợt này vì vẻ Soho cả bọn ở nhà cả ngày có ai đó dám lấyđồ đi ngay trước mũi chúng tôi.

Hoắc Hà nói "Hay gặp phải ai đó tâm lý biến thái cố tình dựng chuyện?"

Hà vốn dĩ thích đọc chuyện trinh thám nên có việc gì xảy ra là nghĩ ngay đến điều không bình thường.

Vương Nhuệ cũng "Có thể là con vật gì đó thích tha những món đồ nhỏ đi giấu đâu đó, ví dụ chim, khỉ hay đại loại như thế".

"Có thể lắm chứ, có người trong lòng biến thái nuôi một con chim, hay khỉ chuyên đi ăn cắp vặt của chúng ta."

Khương Phượng giọng pha chút tức giận.

"Con chim hay con khỉ đó nó còn có thể tàng hình, có thể vào nhà qua khe cửa bảo vệ, hay có thể mở cánh cửa vào nhà mà không bị chúng ta phát hiện". Nói đến đây, chúng tôi càng thấy ông chủ căn nhà này rõ ràng là ngườikhông bình thường. Lắp cái cửa bảo vệ gì mà thô kệch, kỳ cục, xấu xí,lưới bảo vệ nhỏ tí, kín mít mà có tận ba cái khóa!

Khương Phượng hỏi tôi "Vương Thổ, cậu có ý kiến gì không?"

Tôi nghe ngóng một lúc lúng túng trả lời "Tôi cũng chẳng biết nữa, cũng chẳng biết sao lại mất đồ nữa."

Khương Phượng không tò mò nhìn tôi "Cậu có sao không? Sắc mặt có vẻ không khỏe?"

"Tôi… tôi hơi đau dạ dày, tôi về nằm nghỉ một lúc", nói xong tôi đứng dậy vềphòng. "Có cần uống thuốc không?" nghe Trần Hồ Huy gọi với theo.

Nhưng tôi chẳng nghe rõ anh ta nói gì cả, cứ thế đóng cửa lại. Vì sao có mỗitôi là không mất đồ? Tôi nằm vật trên giường mà toàn thân thấy toát mồhôi hột. Những việc này có liên quan đến tôi chăng? Tôi có một linh cảmcó cái gì đó đang làm hỗn loạn suy nghĩ của mình như có ghềnh đá ngăndòng chảy của nước, ngăn dòng suy nghĩ của tôi, làm tinh thần tôi khôngyên. Nhưng tôi cũng không sao làm tan biến nỗi ám ảnh đó được, cái cảmgiác miên man này thật sự là đau khổ. Mà tôi đang sợ hãi cái gì? Trướclúc ngủ tôi mới nghĩ ra điều gì đã bám đuổi làm tôi bất an trong suốtthời gian qua. Giá sách! Có liên quan đến cái giá sách.

Hai ngày sau đó, đồ đạc của năm người họ vẫn cứ lần lượt mất tích. Mà tôi thìvẫn cứ không mất gì. Tôi cũng đã mấy lần muốn mở cái ngăn tủ của giásách ra kiểm tra, không hiểu vì sao nhưng đúng là tôi không có cái ganđó. Nhưng cái giá sách đó cuối cùng cũng bị mở ra. Ngày hôm đó, điệnthoại di động của Hoắc Hà bị mất. Chiếc Nokia 3230 vừa mới mua được haitháng, nếu mà mất thì thật là làm người ta quá xót xa. Hoắc Hà liên tiếp bấm gọi vào số điện thoại của anh ta: không tắt máy. Cả đám bọn tôi tìm loạn cả phòng, căng hết cả tai lên nghe ngóng. Vương Nhuệ nghe thấynhạc chuông "Trư Bát Giới cõng vợ" từ trên ban công vọng xuống. Cả nhómchạy lên ban công nghe cho rõ ràng. Âm thanh đó đúng là từ cái giá sáchvọng ra. Hoắc Hà dập máy phi lên ban công, vẻ phẫn nộ đạp mạnh vào cửatủ. Nào có nghĩ rằng cái tủ cũ mèm này lại chắc chắn đến vậy, nó khôngcó hề hấn vết tích gì. Thế mà suýt chút nữa đã làm cho chân của Hoắc Hàgãy rồi. Trần Hồ Huy lên cậy cánh cửa ra, chiếc điện thoại vẫn sáng nhấp nháy báo có cuộc gọi nhỡ. Dưới chiếc điện thoại nào là đồng hồ, tất,nước hoa và tất cả. Đầy đủ những thứ mà mọi người mất trong suốt thờigian vừa qua. Đúng là cái giá sách quỷ quái!

Tôi như quay cuồnggiơ tay bám vội vào tường. Đồ đạc đã tìm lại, mọi người từ đó cũng vuilên nhiều. Cũng chẳng ai để ý đến tôi không hề vào tủ lấy đồ bị mất. Tôi nhẹ cả người. Vấn đề tiếp theo là nghiên cứu làm sao mà đồ đạc củachúng tôi chui vào trong cái tủ đó được. Lần này thì chính Khương Phượng lại phủ nhận ý kiến lần trước của mình.

"Cũng thật lạ lùng, lẽ nào có con vật gì đó thích lấy những món đồ vặt vãnh này đem đi giấu?"

Vương Nhuệ "Có lẽ nào là chuột? Có lẽ trước đây ông già chủ nhà thích huấn luyện chuột tha đồ?"

Trần Hồ Huy "Nhưng mà đồ đạc cũng để cả trong ngăn kéo nữa cơ mà, chuột thìlàm sao mà tha ra được?" Tranh luận cả ngày mà chưa tìm ra cách giảithích nào hợp lý cả.

Hoắc Hà đột nhiên vỗ vào đầu một cái "Tôinhớ ra một câu chuyện nhưng không dám chắc là có liên quan đến chuyệncủa chúng ta." Hoắc Hà bắt đầu kể về hai nhà thám hiểm Nam Cực bị bãotuyết bao vây trong căn nhà tránh bão, mỗi ngày phải thay phiên nhauđứng bên ngoài phát tín hiệu cấp cứu. Nhưng tuyết to gió lớn, nên cũngchẳng có ai đến cứu họ cả. Mà người phụ trách phát tín hiệu cầu cứu lạibị sốt, càng ngày càng suy nhược. Buổi sáng ngày hôm đó, một trong những nhà thám hiểm tỉnh dậy phát hiện ra người bạn đồng hành của mình đã qua đời. Anh ta chỉ còn biết chôn bạn mình dưới tuyết. Rạng sáng ngày hômsau, nhà thám hiểm mở mắt thấy bạn mình ngồi trên ghế, trong tư thế phát điện báo cứu viện. Nhà thám hiểm rất kinh ngạc. Nhưng vui mừng vì bạnmình vẫn chưa chết. Thế nhưng khi lại gần mới thấy đó chỉ là cái xáclạnh toát. Nhà thám hiểm thấy kinh hoàng nhưng không hiểu vì sao anh talại mang cái xác đi chôn. Đến ngày thứ ba, cái xác đó lại hiện ra vẫnvới dáng vẻ cũ. Những ngày sau ngày nào cũng vậy, mỗi khi thức dậy nhàthám hiểm đều thấy xác của bạn mình từ dưới tuyết lạnh hiện về, ngồitrên ghế. Cũng không lâu sau nhà thám hiểm đó như phát điên đã dùng súng tự bắn vào đầu mình. Vương Nhuệ nghe xong câu chuyện còn nhếch mépcười.

Khương Phượng thấy thế làm tò mò gặng hỏi. "Sao lại vậy, sao cái xác co1the63 tự chui ra khỏi quan tài?"

Hoắc Hà im thin thít nửa ngày rồi mới nói "Nói cho mà nghe, đó là do chínhnhà thám hiểm đó bị mộng du. Ban ngày thì chôn cái xác đó nhưng đêm đếnbắt đầu mộng du, ra đào cái xác đó lên. Đặt ngồi vào ghế. Do chính anhta dọa tâm thần anh ta đó chứ."

Khương Phượng há hốc "Ồ, cậu định nói trong số chúng ta có người bị bị mộng du, đem đồ giấu trong tủ?"

Hoắc Hà lắc đầu "Do chỉ là một cách nghĩ mà thôi, chẳng ai có thể đảm bảo.Nhưng chúng ta bây giờ đã biết đạo tặc là cái giá sách này thì từ sau cứ đến thẳng đây mà lấy đồ là được rồi."

Trần Hồ Huy nói "Cũngkhông thể như thế mãi được. Tôi nghĩ căn nhà này thực sự có điều bí ẩn,chúng ta phải báo án?" Mọi người nghe thấy bào công an đều ngạc nhiên.

Khương Phượng liếc anh ta một cái "Báo án gì? Có việc cỏn con thế cũng báo án? Thế cậu nghĩ cảnh sát nhàn nhã không có việc gì làm mà đi phá những vụán như thế này à? Đợi một thời gian nữa, chúng ta thu thập thêm thôngtin xem sao". Về phòng mình, tôi lại mốt hồn mất vía đứng sững sờ nửangày mà chẳng biết nên làm gì. Mộng du? Hay tôi chính là kẻ bị mộng duđấy? Tối hôm đó, tôi lại mơ thấy chuyện về cái giá sách nó như mọc thêmbốn cái chân đi đi lại lại trên ban công, rồi vào phòng của mọi ngườirất tự nhiên lục lọi đồ đạc.

Vài ngày trôi qua. Mọi người dầncũng quen với cuộc sống mất đồ hàng ngày. Vì chỉ cần mở cửa tủ ra làthấy. Hoắc Hà đưa ra ý kiến đem bán hay chôn cái giá sách đó đi cho rồi.

Khương Phượng phản đối "Thế nếu chúng ta lại mất đồ thì đi đâutìm? Kẻ lấy đồ quen giấu đồ trong giá sách rồi vậy thì chúng ta cứ theothế đi."

Mà nhất là khi mà năm người chúng tôi bây giờ có thóiquen mới. Thói quen hàng ngày đoán xem món đồ gì đang giấu trong đó.Cũng có lúc trong tủ xuất hiện cả những món đồ rất lâu không được nhìnthấy, không được dùng đến. Do đó cũng có nhiều điều ngạc nhiên thú vị.Khương Phượng đã từng tìm thấy cái ví cũ từ thời là sinh viên. Cô ngườiyêu đầu tiên đã tặng anh món đồ kỉ niệm. Sau khi hai người đã chia tay.Khương Phượng đã đem đốt hết những đồ mà người yêu tặng, chỉ còn cóchiếc ví là anh luyến tiếc giữ lại. Hồi ức về một thời trai trẻ đã quanhư sống lại. Anh ta có vẻ buồn buồn, buổi tối kéo tất cả chúng tôi đinhậu. Đến đây cái tủ có vẻ không còn là nỗi phiền muộn của chúng tôinữa. Mà nó như một thứ gia vị của cuộc sống. Vương Nhuệ đùa vui, nhưngmà cái giá sách này vẫn chưa thần thông quảng đại đến độ nếu biết mọingười tìm kiếm cái gì thì đem thứ đó giấu vào bụng thì tiện hơn baonhiêu. Nhưng nó có một điểm không tốt đó là cái mùi thum thủm, cái mùimà như thể bị chôn vùi vài chục năm dưới đất, cũng đã dùng đủ mọi cáchkhử mùi mà không tài nào hết nổi. Cũng chỉ có tôi không thích cái giásách đó, nhưng không phải vì từ trước đến giờ tôi không bị mất đồ. Mà vì tôi không sao quên được đôi mắt của bức tượng gỗ ấy. Tuy rằng trongthâm tâm đã hơn một nghìn lần, hơn một vạn lần tôi an ủi mình.

"Chỉ là hoang tưởng, hoang tưởng, sự thật là đôi mắt đằng đằng sát khi cũng chỉ là tưởng tượng."

Thật ra điều mà làm tôi không yên còn có cả cơn ác mộng hàng đêm. Trông đêmtối, trong không gian chật hẹp, cảm giác của một con người co quắp làgì? Như là ở trong quan tài, mà cũng phải để người ta được duỗi thẳngtay chân chứ? Từ trước đến giờ tôi không hề nghĩ mình bị hội chứng khủng hoảng kinh dị. Nhưng kể từ cái đêm ác mộng và sau đó có mê lại vài lầnnhư thế nữa tôi bắt đầu nghĩ mình đã mắc phải bệnh khủng hoảng tinhthần. Trong mơ lúc thì tôi bị nhốt trong thùng sắt, lúc thì bị ấn trongmấy giặt, lúc còn bị nhét trong tủ lạnh. Toàn là những nơi mà nhét conngười vào thì quả là hãi hùng. Có lần tôi còn phát hiện ra mình bị nhốttrong máy tính, trước màn hành máy tính có một người lạ. Người lạ đóđang làm gì với cái bàn phím và mấy cái giắc cấm mà không hề để ý đếndấu vết và tín hiệu của tôi. Ấy nhưng tôi không hề mơ thấy cái giá sáchnữa. Tôi cũng chẳng lấy thế mà an tâm mà vẫn lo lắng rằng có ngày cáigiá sách sẽ lại xuất hiện há hốc nuốt chửng tôi vào trong. Trước lúc ngủ tôi đã buộc một bên cánh tay mình vào cạnh giường. Tự kiểm tra xem cóphải mình đang mê.

Sáng dậy dây vẫn còn nhưng tôi vẫn không yêntâm, sợ rằng tự mình đã tháo dây ra, sau khi mê man lại dậy buộc lại.Cũng tựa như câu chuyện của Hoắc Hà đấy thôi. Tôi trốn đi bệnh viện kiểm tra xem thật sự mình có bị bệnh tật gì không? Kết quả kiểm tra là tôihoàn toàn bình thường. Đã thế thì tôi cũng mặc. Muốn ra sao thì ra.

Ở đây được hai tháng, chúng tôi thu về một khoảng lợi nhuận ai nấy đềurất vui nên đã quyết định đi chơi đâu đó hai ngày để thay đổi không khí. Lên mạng tìm ra một nơi phong cảnh đẹp mà cũng không xa thành phố lắm. Ở đó hít thở không khí trong lành và thư giãn tinh thần rất hợp.

Ở hai ngày trong nhà gỗ giữa rừng, chúng tôi phóng tầm mắt ngắm hoa lá vô tận, non xanh nước biếc. Sắp phải về thì chúng tôi nghe được tin sạtnúi nên bị tắc đường. Tạm thời đường chưa thông. Năm người chúng tôikhông ngần ngại: đã vậy thì chơi thêm vài ngày!

Khương Phượng vỗ tay xuống bàn "Hôm nay nướng thịt dê ngủ ngoài rừng!"

Nửa đêm, chúng tôi ngồi bên đống lửa nướng thịt dê. Vì không có kinh nghiệm nên thịt chúng tôi nướng không bị cháy thì sống. May mà có đống lửakhông thì chơi mất vui, vả lại ăn uống giờ này cũng không còn quan trọng nữa rồi. Hoắc Hà mang theo cây đàn ghita. Tiếng đàn hòa với chất giọngeo éo của năm đứa chúng tôi chẳng khác bầy chom cho lắm. Ăn chơi mệtrồi, gào thét mệt rồi, uống cạn hết sạch bia rồi mỗi người chui vào mộtcái túi ngủ trông giống hệt như cái bánh chưng. Tôi uống hơi nhiều bia,thấy nặng nặng đầu mà người thì bay bay, nhắm mắt cái là ngủ. Một lúcsau tôi lại ngửi thấy cái mùi hôi thối ấy. Tôi lại bọ nhốt trong giásách? Ngay lập tức tôi choàng tỉnh, thử cử động tay chân. Đúng thật, tôi đúng lại bị nhốt trong giá sách thật. Mà lạ thật đến bây giờ vẫn còncái mùi thối rữa. Tôi để ý thấy như có cái gì đó mềm mềm, nhơn nhớt,lông lá ngay bên cạnh eo của tôi. Đây là cái gì?

Lần này thì tôi không còn như lần trước hết hồn hết vía nữa, vì tôi cũng biết đây chỉlà mê mà thôi. Sợ hãi thì ít mà không biết làm cách nào thoát ra khỏiđống hôi thối này thì nhiều. Đột nhiên, tiếng chuông cữa kêu, có một súc mạnh dùng sức lực kéo cánh cửa ra. Ai?

Rất nhanh cánh cửa đượcmở ra, ánh trăng theo đó vào phòng. Dưới ánh sáng trăng tôi kinh hoàngnhìn vào đôi mắt đầy sát khí. Ánh mắt này quen quen, có vẻ như đã bắtgặp ở đâu đó.

Chính là bức tượng gỗ. Bức tượng gỗ thô kệch nhìnchằm chằm vào tôi từ ngoài cửa. Cái nhìn ác ý và lạnh đạm. Đôi mắt trắng dã nhưng phảng phất một cái nhìn chờ đợi. Tôi như muốn kêu gào nhưngkhông sao thét ra nổi một âm thanh gì cả. Cũng như muốn chuyển mình càng không động đậy nổi dù chỉ là một sợi lông. Bức tượng gỗ ấy nhìn tôi như thể một con mèo nhìn một con chuột chảy nước miếng. Nhà ngươi muốn gì?Tôi như thấy tim gan mình muốn nổ tung ra. Hửng sáng tượng gỗ cũng biếnmất, mùi hôi thối theo đó cũng biến mất. Chỉ còn ánh trăng trong nướclênh láng khắp nơi.

分享到: