Lần thứ 2 trong 2 năm liên tiếp,ônganTPHCMrataycòđấtchạyđâuchothoáty so ac milan TP.HCM đưa ra thông điệp giao công an điều tra, xử lý các đối tượng môi giới tung tin sai lệch, làm méo mó thị trường, gây sốt ảo… Tuy nhiên, để thực hiện việc này trên thực tế không hề đơn giản. TP.HCM: Xử lý nhiều điểm nóng sai phạm chung cư TP.HCM: Cảnh báo lừa đảo đất nền trên nhiều quận huyện Nhiều động thái ổn định thị trường Nhằm ổn định thị trường bất động sản, UBND TP.HCM vừa giao Công an TP sẽ xử lý các đối tượng cung cấp thông tin sai lệch về các các dự án bất động sản, dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị… hoặc có dấu hiệu lừa đảo trong việc môi giới, giao dịch bất động sản. Trước đó, hồi giữa năm 2017, khi cơn sốt đất vùng ven đang ở đỉnh điểm, TP cũng đã có động thái tương tự. Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện công khai minh bạch các thông tin về tiến độ các dự án bất động sản, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị… Đồng thời, Sở này cũng được lưu ý cần triển khai có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án “Phát triển thị trường bất động sản TPHCM giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, trong giai đoạn 2016 - 2020. TP.HCM giao UBND các quận - huyện cần tăng cường quản lý đối với việc tách thửa đất trên địa bàn TP, đảm bảo đúng mục đích sử dụng và đúng quy trình. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP sẽ đề xuất việc ưu tiên bố trí vốn thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014, cho vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội cũng như người dân vay vốn để tạo lập nhà ở. Mặt khác, để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, UBND TP cũng sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét quy định về thuế suất giao dịch bất động sản. Cò thổi giá đất có vi phạm pháp luật? Theo anh Nhật Phạm, một môi giới có thâm niên ở TP.HCM, việc giao dịch mua bán nhà đất theo nguyên tắc thuận mua vừa bán. Giá bán đa phần do người bán đưa ra, theo kỳ vọng và nhu cầu của họ, người mua thấy phù hợp thì mua, không thì không mua. Môi giới chỉ là trung gian kết nối để 2 bên gặp nhau. Đây là giao dịch dân sự, sao lại giao công an điều tra? “Việc thổi giá hay không, không đơn thuần là ý chí chủ quan của môi giới có thể làm được. Ở những nơi có thông tin tốt, ví dụ có dự án đầu tư hạ tầng, có thông tin quy hoạch mới… thì những nhà đầu tư là người đi đầu. Khi nhu cầu tăng lên thì việc người bán kỳ vọng tăng giá là điều tất yếu. Như vậy giá tăng là xu thế tự nhiên. Để bán được hàng, môi giới thường phải cung cấp những thông tin có cơ sở, còn việc tung tin sai lệch thì nếu có cũng khó thuyết phục khách hàng”, anh Nhật Phạm chia sẻ thêm. Luật sư Nguyễn Văn Trường, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, ở thị trường chứng khoán, người tham gia giao dịch có thể vi phạm pháp luật do nâng giá khống chứng khoán, tạo giá ảo. Luật đã có quy định về vấn đề này nên công an vào điều tra được. Tuy nhiên, ở lĩnh vực đất đai thì luật chưa quy định. Do vậy, nếu công an muốn vào cuộc điều tra thổi giá cũng khó khả thi. Trong khi đó, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, thời gian qua, Hiệp hội đã nhận được nhiều đơn tố cáo liên quan đến các vụ lừa đảo bán đất nền ở các tỉnh vùng ven. Trong đó, thủ đoạn mà nhiều công ty môi giới thường dùng là đổi tên dự án, thay đổi tên chủ đầu tư, tự ý vẽ lại quy hoạch 1/500, tự ý tăng thêm những tiện ích không có thật, dùng cò mồi để dụ dỗ khách hàng, tự ý nâng giá bất động sản… Cũng theo ông Châu, đã có ít nhất 2 công ty môi giới trên thị trường bị điều tra về những hành vi nói trên. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng. Để ngăn ngừa hậu quả đáng tiếc xảy ra, cần nâng cao hơn nữa việc công khai thông tin quy hoạch, thông tin pháp lý dự án cũng như những thông tin về hạ tầng, chính sách liên quan để nâng cao sự hiểu biết của người dân khi tham gia giao dịch. Quốc Đại Sự phát triển nóng của phân khúc đất nền vùng ven như Long An, Đồng Nai, Bình Dương… cũng kéo theo nhiều công ty môi giới và cò đất làm ăn chụp giật.TP.HCM đang có nhiều động thái nhằm ổn định thị trường Sốt đất vùng ven, cò đất tung chiêu lừa đảo