Ông vào viện vì ho kéo dài,ữngdịchbệnhquaylạbong da y ta ly a tự điều trị ở nhà mấy ngày không đỡ. Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm phế quản, điều trị thuốc long đờm, kháng sinh... nhưng không đỡ mà còn nặng lên, sốt cao liên tục.
Tôi thăm bệnh và xem hồ sơ, thấy đây có thể là một ca viêm phổi do virus. Phim chụp X-quang cho thấy hình ảnh viêm phổi rải rác. Tôi trao đổi với đồng nghiệp: "Phổi này y như phổi của bệnh nhân Covid". Tuy miệng nói vậy nhưng Covid-19 đã là chuyện quá khứ, nên chúng tôi cho bệnh nhân tầm soát những virus thường gặp như cúm, RSV, sốt xuất huyết trước, thì âm tính. Covid-19 được test cuối cùng, ra kết quả dương tính.
Chúng tôi lập tức triển khai cách ly và điều trị theo đúng kiến thức đối phó với Covid trước đây. Bệnh nhân ngày đầu có đáp ứng, giảm sốt, tỉnh táo hơn, nói chuyện được. Gia đình đã mừng. Nhưng tôi biết tiên lượng bệnh của ông rất nặng, vì theo kinh nghiệm của tôi, chưa ai cao tuổi, nhiều bệnh nền và có phim phổi xấu như thế mà qua được. Sang ngày hôm sau, ông phải thở oxy, rồi nhanh chóng đi vào lơ mơ, oxy trong máu tụt thấp, phải đặt nội khí quản thở máy. Thêm một ngày nữa, dấu hiệu hô hấp xấu hơn, các chỉ số máy thở ngày càng nặng. Gia đình xin cho ông về mất tại nhà.
Tiễn bệnh nhân về tôi bần thần mất cả buổi, phần vì bệnh nhân diễn biến nhanh quá, phần vì ca bệnh này gợi lại cả một thời mà chúng tôi cố quên đi. Ba năm trước cả xã hội lao đao vì dịch bệnh lạ, tôi và nhiều đồng nghiệp đã từ Bắc vào Nam tham gia chống dịch. Ký ức kinh hoàng, chưa bao giờ tôi chứng kiến nhiều người chết như thế, có ngày khoa tôi làm có trên 10 người bệnh ra đi.
Biến cố đi qua góp phần nâng cao nhận thức xã hội và kinh nghiệm của ngành y thêm một bước. Bây giờ chúng ta đối phó với dịch bệnh bài bản hơn, đúng trọng tâm hơn. Tuy nhiên, gần đây, những căn bệnh lâu rồi không gặp liên tiếp quay lại: Bệnh bạch hầu được phát hiện ở Nghệ An, Bắc Giang, Thanh Hóa với số người mắc và có tiếp xúc lên tới hàng trăm ca; ho gà rải rác trong toàn quốc, số ca mắc tăng gấp 8 lần cùng kỳ năm trước; bệnh sởi từ đầu năm đến nay đã có trên 200 trẻ mắc và đang có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn theo chu kỳ 4 năm một lần; viêm não Nhật Bản cũng có những ca đầu tiên ở Hà Nội, Đắc Lăk...
Sự bùng phát trở lại của các bệnh truyền nhiễm có thể lý giải bởi một số nguyên nhân sau:
Tỷ lệ tiêm chủng giảm. Ba năm trước tỷ lệ tiêm chủng Covid 19 ở Việt Nam đạt 90%, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Nhưng từ khi công bố hết dịch, ít ai đặt vấn đề tiêm nhắc lại, nên khả năng miễn dịch đã suy giảm nhiều. Tỷ lệ tiêm chủng của các bệnh khác cũng tương tự. Việt Nam sau khi ra khỏi nhóm những nước có thu nhập thấp bị cắt những khoản viện trợ về vaccine. Một số vaccine trước đây được tiêm miễn phí thì nay phải trả tiền, dẫn đến một số gia đình không tiêm đầy đủ cho con em. Một số ít khác vẫn anti vaccine, sợ tai biến khi tiêm.
Một nguyên nhân lớn nữa là tâm lý chủ quan. Thời Covid, chỉ cần sốt hay ho nhẹ là người ta đi test ngay, còn bây giờ, chính bác sĩ chúng tôi khi thấy ho sốt kéo dài cũng không nghĩ ngay đến Covid. Âu đây cũng là quy luật tâm lý phổ biến.
Biến đổi khí hậu góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển và lây lan của một số bệnh truyền nhiễm. Sự gia tăng giao lưu quốc tế cùng với việc sinh hoạt thiếu vệ sinh, thiếu an toàn... cũng thúc đẩy sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.
Sử dụng kháng sinh bừa bãi, thiếu hợp lý dẫn đến tình trạng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng ngày càng đề kháng với thuốc, khiến cho việc điều trị các bệnh truyền nhiễm trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Sự tái xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, kinh tế và xã hội. Một số bệnh, đặc biệt ở trẻ em, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm não, thậm chí tử vong.
Để ngăn chặn sự lây lan và quay trở lại của các bệnh truyền nhiễm, cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân và cộng đồng:
Nâng cao tỷ lệ tiêm chủng: Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống các bệnh truyền nhiễm. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã tính chi phí đầu tư vào tiêm chủng tiết kiệm được hàng chục lần chi phí bỏ ra để điều trị bệnh và các chi phí y tế liên quan. Lơ là việc tiêm vaccine cho trẻ có khi dẫn đến những tổn thất không thể bù đắp nổi.
Thực hành lối sống vệ sinh: Khôi phục lại thói quen đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, vừa phòng tránh Covid, vừa phòng các bệnh lây qua đường hô hấp khác. Rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, ăn uống hợp vệ sinh... là những thói quen đơn giản nhưng góp phần quan trọng trong việc phòng chống lây nhiễm.
Ngoài ra, cần nâng cao ý thức cộng đồng, củng cố hệ thống y tế, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là kháng sinh.
Sự quay lại của các bệnh xưa cũ là sự nhắc nhở cho giới chức ngành y và người dân về tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh.
Quan Thế Dân
相关文章:
相关推荐:
0.167s , 7564.015625 kb
Copyright © 2025 Powered by Những dịch bệnh quay lại_bong da y ta ly a,Fabet