'Mong phép màu xảy ra với chồng tôi
Nhạc sĩ Vinh Sử nhập viện cấp cứu từ 22/7 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Ông nằm điều trị ở Khoa gây mê hồi sức,ệnvọngtrướckhimấtcủaVuanhạcsếnVinhSửtỉ số trận villarreal mỗi ngày phải truyền máu, thức ăn và đeo máy trợ thở để duy trì sự sống. Các bác sĩ tiên liệu nhạc sĩ khó qua khỏi do cơ thể suy kiệt sau nhiều năm mắc bạo bệnh.
Những ngày qua, bà Nguyễn Ngọc Lệ - vợ nhạc sĩ Vinh Sử - túc trực bên giường bệnh chăm sóc cho ông. Các con của Vinh Sử cũng thay phiên vào viện chăm sóc cha.
Bà Lệ cho biết đã đóng 44 triệu đồng sau hơn nửa tháng nhập viện. Tiền viện phí cao, vượt khả năng chi trả khiến gia đình gặp khó khăn. Bà Lệ dùng số tiền tác quyền của chồng cộng thêm vay mượn người thân để thanh toán phần nào cho bệnh viện.
“Bác sĩ vài lần kêu tôi nói ông yếu lắm rồi vì không thể mổ xẻ hay can thiệp được nữa. Tôi có nói nếu đưa về nhà ông ấy ra đi nhẹ nhàng thì không sao, còn chứng kiến cảnh chồng nằm đau đớn tôi không chịu được. Giờ gia đình chỉ trông mong có phép màu...”, bà Lệ kể.
Trước đây, Vinh Sử sống trong căn nhà nhỏ ở quận 7 để chuyên tâm sáng tác. Nhưng từ khi bệnh chuyển nặng, bà Lệ đưa ông về nhà cha mẹ để lại ở quận Bình Tân để tiện chăm sóc. Hơn 2 năm qua, sức khoẻ nhạc sĩ yếu dần, tay chân không còn linh hoạt, lúc nhớ lúc quên nên không thể tiếp tục sự nghiệp sáng tác.
Dù lâm cảnh bệnh tật, Vinh Sử không muốn phiền lụy, làm gánh nặng cho gia đình. Ông tự mình xoay xở, lo liệu mọi thứ từ sinh hoạt hàng ngày đến ngày ra đi. Cách đây vài năm, nhạc sĩ gom góp tiền để mua một phần mộ tại nghĩa trang Bình Dương, dành sau này chôn cất cho mình. Ông cũng căn dặn lễ tang tổ chức ở nhà tang lễ để bạn bè, người thân và khán giả đến từ biệt mình lần cuối.
Vinh Sử xem âm nhạc là mạng sống, quý hơn vợ con
Chị Vinh Diễm – con gái của nhạc sĩ Vinh Sử - nói gia đình buồn, suy sụp khi chứng kiến cha, ông từng ngày suy kiệt. Tuy nhiên, họ cũng chuẩn bị sẵn tinh thần giây phút nhạc sĩ ra đi vì biết đây là cách tốt nhất để ông không còn phải chịu đau đớn.
Chị Diễm kể dành tình thương cho cha dù ông không thường ở cùng các con. Trong ký ức của chị, nhạc sĩ là người sống tình cảm, ít nói và tự lập. Ông có một cuộc đời phiêu lưu, có vui buồn, sướng khổ và nhờ thế nên cho ra những sáng tác để đời.
“Cả cuộc đời cha tôi xem âm nhạc là mạng sống, là người tri kỷ lớn nhất của mình. Cũng vì dành toàn tâm cho sự nghiệp sáng tác mà ông có phần lơ là vợ con. Tuy nhiên, chúng tôi không buồn mà luôn tự hào vì có một người cha tài danh như thế”, chị Diễm kể.
Theo lời con gái, nam nhạc sĩ chia sẻ nguyện vọng sau khi mất sẽ lập một quỹ thiện nguyện mang tên mình. Quỹ này dùng tiền tác quyền của ông để duy trì, nhằm hỗ trợ các nhạc sĩ nghèo, một số tài năng làm nghề, cống hiến cho nghệ thuật.
Vinh Sử là tên tuổi nổi tiếng song cũng vướng không ít điều tiếng trong giới nhạc sĩ về đời tư. Giữa những ồn ào, con gái út nam nhạc sĩ khẳng định không buồn hay trách móc, hờn giận vì hiểu rõ tính cách của cha.
“Cha tôi sống khép kín, ít nói và thường ít giãi bày tâm sự những thị phi điều tiếng. Có chuyện gì không vui, ông thường bảo: “kệ”, không quan tâm ai nghĩ gì, miễn sao không thẹn với lòng mình là được”, con gái nhạc sĩ kể.
Năm 2011, nhạc sĩ Vinh Sử được chẩn đoán ung thư đại tràng. Trong hơn 10 năm qua, ông đã phải mổ đến 5 lần. Vào năm 2020, bác sĩ cắt sạch những đoạn ruột còn lại để tránh di căn. Vài năm qua, số lần nam nhạc sĩ ra vào viện nhiều không đếm xuể.
Nhạc sĩ Vinh Sử sinh năm 1944, được mệnh danh là "ông vua nhạc sến", sáng tác với nhiều bút danh như: Bồng Nga Nữ, Chế Huyền Trân, Cô Phượng, Diễm Nhi, Đức Vượng, Hàn Ni, Linh Ngân,.... Ông là tác giả của loạt nhạc phẩm nổi tiếng như: Gõ cửa trái tim, Vòng nhẫn cưới, Yêu người chung vách, Chuyến xe lam chiều...
Thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, ca khúc Nhẫn cỏ cho emgiúp ông kiếm được thu nhập “khủng”, mua nhà lầu, xe hơi. Ông tiêu xoài hoang phí, đốt tiền vào những buổi tiệc tùng thâu đêm ở vũ trường, bar để rồi trắng tay, lâm cảnh nợ nần khi về già.
Hoài Lâm hát 'Nhẫn cỏ cho em' của Vinh Sử
(责任编辑:Cúp C2)