Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra ngày 22-5 thực sự là ngày hội của toàn dân. Đây là cuộc bầu cử lớn nhất từ trước tới nay với hơn 69 triệu cử tri tham gia lựa chọn những đại biểu ưu tú nhất để bầu 500 đại biểu Quốc hội,àyhộicủatoàndânđãthànhcôngcửtrilàmtròntráchnhiệket qua bóng đá ý gần 4.000 đại biểu HĐND các tỉnh, thành; gần 25.000 đại biểu HĐND cấp huyện và 124.000 đại biểu HĐND cấp xã.
Cuộc bầu cử đã diễn ra với khí thế của ngày hội, an toàn. Lịch sử ghi dấu thêm một ngày hội non sông; thể hiện đầy đủ nhất tinh thần đại đoàn kết dân tộc và truyền thống Diên Hồng. Cuộc bầu cử lần này diễn ra sau thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, tạo nên một niềm tin vững chắc về đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước. Cuộc bầu cử cũng diễn ra theo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013 và Luật Bầu cử 2015; bảo đảm Quốc hội là kết tinh của khối đại đoàn kết dân tộc, mở rộng dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Điều đó thể hiện cụ thể bằng số lượng đại biểu đại diện cho mọi thành phần, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi; số lượng người tự ứng cử tăng lên, số đại biểu dân tộc thiểu số theo luật định là 18%, số ứng cử là nữ chiếm 35%... Do đó, mỗi cử tri càng thêm tin tưởng, phấn khởi và trách nhiệm hơn khi cầm lá phiếu để lựa chọn các đại biểu nhân dân.
Sáng 22-5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến bỏ phiếu bầu tại khu vực bỏ phiếu số 3, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ảnh:TTXVN
Mọi cử tri dù ở bất cứ nơi đâu, hoàn cảnh nào cũng có điều kiện hiểu rõ tiểu sử và chương trình vận động tranh cử của các ứng cử viên thông qua các phương tiện truyền thông, các tài liệu in và cả tuyên truyền trực tiếp của các cán bộ hệ thống chính trị cơ sở. Cử tri đã được tạo cơ hội và không khí dân chủ, xây dựng, đồng cảm, gần gũi để gửi gắm trực tiếp ý nguyện tới ứng cử viên; mỗi cử tri cảm thấy tiếng nói của mình đã được những đại biểu nhân dân trong các cơ quan quyền lực Nhà nước lắng nghe. Thông qua vận động bầu cử cũng làm cho cử tri nhận thức rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm khi cầm lá phiếu đi bầu, thấy rõ việc tham gia xây dựng Nhà nước là việc làm thiêng liêng và bình dị của mọi công dân.
Trong ngày bầu cử, cử tri đã tới địa điểm bầu cử sớm nhất với tinh thần dân chủ, trách nhiệm công dân. Những cử tri có hoàn cảnh không thuận lợi thì thùng phiếu đã tới tận nơi. Cũng trong ngày bầu cử hôm qua, không ít người đang bị tạm giam, tạm giữ, hoặc đang được giáo dục, cai nghiện bắt buộc đều được trực tiếp bỏ phiếu... điều đó thể hiện quyền con người đi cùng quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013.
Số lượng cử tri tham gia bầu cử là chỉ dấu của một cuộc bầu cử; thể hiện sự quan tâm và nguyện vọng của nhân dân vào Nhà nước. Cuộc bầu cử ngày 22-5 đã chứng tỏ cử tri ở khắp mọi miền của Tổ quốc, không phân biệt thành phần xã hội, tôn giáo, đã được hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ công dân, đặt trọn niềm tin và gửi gắm hy vọng vào các đại biểu nhân dân. Có thể nói cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 đã thành công. Ngày hội của toàn dân đã vẹn tròn. Cử tri đã làm tròn trách nhiệm công dân và có quyền hy vọng.
“Tất cả đại biểu tham gia Quốc hội, HĐND các cấp lần này sẽ hết lòng vì nước, vì dân, thực hiện đầy đủ các trách nhiệm mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định. Đó là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia cho biết, tính đến 22 giờ tối qua (22-5), tỷ lệ cử tri cả nước đi bầu cử đạt 98,77%. 2 tỉnh có tỷ lệ cử tri đi bầu cử cao nhất là Thừa Thiên - Huế và Yên Bái đạt 99,99%..