Theữabệnhkỳquáibắtsâutrênmặtđểchữaviêlich dau hom nayo clip đăng trên mạng thì người phụ nữ này ở xã Phú Khê, tỉnh Phú Thọ. Để chữa viêm xoang, người phụ nữ này liên tục xoa và đổ một cốc nước màu trắng đục lên mặt người bệnh. Chỉ sau vài phút, những con ấu trùng trắng được người này gọi là "sâu xoang" đã xuất hiện. Sau khi được “bắt sâu”, người bệnh còn mua thêm thuốc uống, với giá không hề rẻ. Không biết thực hư phương pháp này hiệu quả đến đâu, song rất nhiều người vẫn tìm đến đây để chữa bệnh. Người phụ nữ này tự nhận gia đình mình đã có ba đời làm công việc này. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khẳng định: “Bắt sâu chữa xoang là một hành vi phản khoa học. Tôi cũng đã xem clip này, đây hoàn toàn là trò lừa bịp, người bệnh không nên tin tránh mất tiền oan”. Những con sâu được bắt ra từ trên mặt bệnh nhân, được người phụ nữ gọi là “sâu xoang”. Hình ảnh cắt từ clip. Theo PGS Dinh, viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc lót trong lòng các xoang, niêm mạc ở sâu trong hốc xương mặt, không liên quan đến bề mặt ngoài da, càng không liên quan đến con sâu được người phụ nữ gọi là “sâu xoang”. Vì thế việc dùng dung dịch và bắt sâu trên mặt là không có căn cứ và không thể khỏi được bệnh. Niêm mạc lót trong lòng các xoang bị viêm do các vi trùng, siêu vi trùng hay dị ứng. Từ đó dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài. Tác nhân gây bệnh có thể là trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu)… PGS Dinh khuyến cáo khi có bệnh, người dân nên đi khám để được bác sĩ nội soi, kiểm tra xem niêm mạc mũi xoang có viêm, thậm chí có thể chụp phim để đánh giá tình trạng viêm xoang như thế nào. Để điều trị bệnh, bệnh nhân cần được hút, rửa trong lòng các hốc xoang, bơm kháng sinh mới có kết quả. Thậm chí trường hợp nặng, bệnh không đỡ có thể phải phẫu thuật. Hiện nay, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi và bệnh nhân có thể về nhà ngay sau 2-4 ngày. Viêm xoang có 2 dạng chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Biểu hiện của bệnh có thể là chảy mũi vàng - xanh đặc, hơi thở hôi, ăn uống hay bị nôn, đau đầu, người mệt mỏi, phù quanh mắt, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Bệnh được chia thành 3 loại dựa theo thời gian các triệu chứng kéo dài, dưới 4 tuần là viêm xoang cấp, 4-12 tuần là bán cấp và sau 12 tuần là viêm xoang mãn tính. Viêm xoang là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, tỷ lệ mắc khá cao tại Việt Nam. Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa, nhất là mùa xuân và thường hay gặp ở người lớn, trẻ em ít bị viêm xoang hơn. Bệnh dễ tái phát và thường phải điều trị trong một thời gian dài. Khi bị viêm xoang, các hốc xoang bị viêm và dịch tiết thường tiết ra mũi, chảy xuống họng, xuống phế quản gây ho, chảy ra tai, gây ra ù tai, thậm chí gây đau nhức mắt và mờ mắt, gây ra nhức đầu và làm chất lượng cuộc sống giảm. Người bệnh cần kiên trì để niêm mạc mũi xoang dần dần hồi phục. Việc cần làm là phải làm hốc mũi sạch sẽ, làm khô các dịch tiết. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng phức tạp. Vì thế, để phòng viêm xoang, bác sĩ khuyên điều trị dứt điểm viêm mũi, không nên để viêm mũi kéo dài. Nếu bị phải điều trị ngay, hút mũi hằng ngày với trợ giúp của nước muối sinh lý và sau đó, nhỏ kháng sinh. Đồng thời tránh bị cảm lạnh, chú ý nâng cao sức đề kháng. Cách phòng bệnh tốt nhất để không có viêm xoang xảy ra là mũi phải luôn khô sạch, thông thoáng. Ở trẻ nhỏ, việc chảy nước mũi là bình thường, ở một số có thể tự khỏi. Song khi đã thò lò mũi xanh, đồng nghĩa trẻ đã có dấu hiệu bị viêm xoang. Minh Anh Cô gái Vĩnh Phúc từ chối điều trị ung thư để sinh con đầu lòng- Bác sĩ thông báo khối u kích thước lớn cần phải phẫu thuật và điều trị song chị V. vẫn quyết giữ thai, chấp nhận đau đớn để sinh con. |