Hôm thứ sáu (9/9),đọcsáchmàkhôngcầnmởkeonhacai giai ma một nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Học viện Công nghệ Georgia đã giới thiệu loại công nghệ phân tích hình ảnh mới, cho phép máy tính xác định nội dung được in trên từng tờ giấy trong một chồng giấy mà không cần lật trang. Điều này khá giống với việc Superman sử dụng tia X-quang để đọc sách.
Theo bài viết trên Nature Communications, hệ thống này sử dụng bức xạ Terahertz, một sự kết hợp của bức xạ điện từ giữa sóng cực ngắn và ánh sáng hồng ngoại, có nhiều ưu điểm hơn so với các loại sóng tiếp xúc bề mặt khác như X-quang hay siêu âm.
Bức xạ terahertz được hấp thụ bằng các loại hóa chất theo nhiều cách khác nhau, điều này giúp phân biệt giấy và mực trong một cuốn sách.
Máy ảnh terahertz được sử dụng bởi nhóm nghiên cứu có thể phát ra bức xạ siêu ngắn, từ đó có thể đo độ dày của cuốn sách qua việc đếm thời gian để bức xạ từ cuốn sách phản chiếu lại chiếc máy ảnh.
Máy ảnh terahertz phát ra bức xạ để đo độ dày cuốn sách. Ảnh:Business Insider. |
Những bức xạ siêu ngắn này có thể tính toán chính xác chiều sâu, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu có thể tính toán khoảng cách từ nguồn phát bức xạ tới từng trang được phân cách bởi không khí khoảng 20 micromet trong cuốn sách.
Các kỹ sư tại MIT sẽ phát triển một thuật toán nhằm phân tích kết quả có được từ quá trình giấy mực phản chiếu lại bức xạ terahertz qua camera để cho ra hình ảnh render theo thời gian thực.
Vì hình ảnh ban đầu in bị biến dạng rất méo mó, Viện Công nghệ Georgia sẽ tiếp tục xử lí bằng thuật toán khác để phân biệt được từng chữ cái.