Đại học quốc gia phải tiên phong trong đổi mới_kq seria
Ngày 6/9,Đạihọcquốcgiaphảitiênphongtrongđổimớkq seriaPhó Thủ tướng Trần Hồng Hàcùng đoàn cán bộ cấp cao của Chính phủ làm việc với ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM.
ĐHQG phải xây dựng cho mình triết lý phát triển
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận định, ĐHQG là mô hình đại học được hình thành từ những chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Sau gần 30 năm, đã đến lúc phải tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng để có tư duy mới cho sự phát triển, phát huy được cao nhất khả năng tự chủ, sức mạnh trí tuệ và tính tiên phong trong đổi mới sáng tạo.
Giao nhiệm vụ cho hai ĐHQG, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Tôi rất quan tâm vấn đề cơ chế tổ chức, mối quan hệ giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, về doanh nghiệp, các trung tâm khởi nghiệp trong ĐHQG, về liên thông giữa sự nghiệp với các doanh nghiệp trong ĐHQG, về hệ sinh thái của ĐHQG cần như thế nào để tạo ra sự khác biệt”.
Phó Thủ tướng lưu ý, hai ĐHQG cần phải đặt ra tầm nhìn và mong muốn của mình về ĐHQG. Từ đó, bằng nguồn lực nhà nước, cơ chế chính sách, mô hình để vận hành đạt những mục tiêu này. “”ĐHQG phải xây dựng cho mình triết lý phát triển riêng, đúng tầm và vai trò của mình” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã lưu ý những điểm cần chú trọng với từng đơn vị. Với ĐH Quốc gia TP.HCM, hiện tỷ lệ giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên mới ở mức trung bình, chiếm 39,4% tổng cán bộ, giảng viên. Vì vậy phải “tập trung ưu tiên phát triển đội ngũ".
"Đối với ĐH Quốc gia Hà Nội tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm 62% như vậy ưu tiên trước mắt là phải xây cơ sở hạ tầng", Bộ trưởng Sơn cho biết.
Trách nhiệm quốc gia về đào tạo nhân lực số
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùngcho hay, nhu cầu nhân lực công nghệ số cần khoảng 150.000 người/năm nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 60%. Ngành công nghiệp bán dẫn cần khoảng 10.000 kỹ sư/năm nhưng hiện nay mới chỉ đáp ứng dưới 20%.
Vì vậy hai ĐHQG cần xem đây là thị trường cũng là trách nhiệm quốc gia về tạo nhân lực số.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đối với các mô hình đại học bền vững như Harvard, 40% nguồn thu đến từ học phí, 30% từ nghiên cứu, 30% từ tài sản.
Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kiến nghị Chính phủ cân nhắc, xem xét cơ chế về nguồn thu. Để nguồn thu từ nghiên cứu, tài sản của ĐHQG tăng lên, Chính phủ có thể tăng đặt hàng nghiên cứu quốc gia, cũng như cho các ĐHQG được phép kinh doanh một số tài sản của mình.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh Bộ Thông tin và Truyền thông có thể hỗ trợ hai ĐHQG một số việc như ra báo cáo hàng năm về nhu cầu nhân lực, sử dụng nhân lực CNTT, công nghệ số và gửi báo cáo này đến các ĐH.
Thứ hai, sẽ tạo ra nhu cầu về nhân lực số thông qua thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển công nghiệp bán dẫn. Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông sắp trình Chính phủ chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn trong năm nay.
Bộ sẽ tạo ra sự gắn kết của gần 70.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với hai ĐHQG, cũng như đề xuất Chính phủ một số chính sách thí điểm phát triển công nghệ số tại ĐHQG như phòng thí nghiệm quốc gia…