- 5 năm,ĐànôngViệtuốngrượubianhiềunhấtthếgiớkét quả bóng đá c1 Việt Nam tiêu thụ thêm hơn 1 tỉ lít bia, 10 triệu lít rượu. Trong đó gần 80% đàn ông Việt sử dụng rượu bia - thuộc top cao nhất thế giới.
Sáng nay, Bộ Y tế tổ chức hội thảo chia sẻ về thực trạng sử dụng rượu, bia tại Việt Nam và Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, cung cấp nhiều số liệu khiến dư luận giật mình.
Theo kết quả điều tra diện rộng của Bộ Y tế, tính đến tháng 1/2016 Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,4 tỉ lít (năm 2010 là 2,4 tỉ lít) và 70 triệu lít rượu có nhãn mác, chưa kể khoảng 200 triệu lít rượu tự nấu trong dân.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long quan ngại, nếu không có biện pháp mạnh tay, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sử dụng rượu, bia |
“Nếu tính trung bình, một người nam giới trưởng thành uống khoảng 27,4 lít cồn nguyên chất, đây là con số rất đáng báo động và là một trong số những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỉ lệ này”, BS Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng dẫn chứng.
Với lượng rượu bia sử dụng gia tăng nhanh chóng, Việt Nam đã “vươn lên” top 2 Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phải thốt lên: “Dù nước ta mọi mặt kinh tế, xã hội đều có sự phát triển, nhưng tỉ lệ dùng rượu bia đang tăng quá nhanh so với các chỉ số khác. Nếu không có biện pháp mạnh tay để hạn chế, Việt Nam sẽ là quốc gia đứng đầu thế giới về sử dụng rượu bia”.
Đáng lưu ý, có đến 77,3% nam giới sử dụng rượu bia, đây là con số cao nhất thế giới, gấp gần 2 lần mức trung bình.
Cụ thể ở châu Phi là 44%, nam giới châu Âu trên 73% còn tính chung toàn thế giới thì tỉ lệ này xấp xỉ 48%. Tỉ lệ này ở nữ là 11%. Cách đây 5 năm, tỉ lệ này lần lượt là 69,6% và 5,8%.
Đàn ông Việt đang uống rượu bia nhiều nhất thế giới |
Trong số đó tỉ lệ nam giới dùng bia rượu ở mức độ có hại cũng tăng chóng mặt từ 25% lên trên 44% sau 5 năm.
Nguy hại hơn, trong gần 18.500 bệnh nhân bị tai nạn giao thông nhập viện thì có gần 67% người điều khiển phương tiện có độ cồn trong máu cao, 45% vẫn tham gia giao thông 2 giờ sau khi uống rượu bia.
“Nếu chỉ tăng 1% chi tiêu bình quân cho rượu bia thì sẽ tăng 0,85% số ca tử vong do tai nạn giao thông, tăng 0,61% số ca bị thương và và 0,37% số ca bị xơ gan”, ông Võ Phương Nam, cán bộ WHO cảnh báo.
Dù tình hình sử dụng rượu bia đang ở mức báo động, song Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế chủ trì vẫn gần như giậm chân tại chỗ, dự kiến lùi thời điểm trình QH đến tháng 5/2018.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, hiện trong dự luật này có nhiều điểm mới so với ở Việt Nam, nhưng đã cũ so với thế giới như: Cấm bán rượu bia sau 22h, cấm bán rượu bia cho trẻ ở tuổi vị thành niên hay việc cấm quảng cáo rượu bia ở nơi công cộng...
Thúy Hạnh
(责任编辑:World Cup)