Quảng cáo không đúng,ậttẩychiêuquảngcáoláotănggiánhàbảng xếp hạng giải vô địch bóng đá tây ban nha tăng giá bán
Đây là một trong những hạn chế tồn tại của ngành xây dựng trong năm 2029 được Bộ Xây dựng nêu ra. Đánh giá về thị trường bất động sản năm vừa qua, Bộ cho rằng thị trường nhìn chung phát triển tương đối ổn định, kể cả về nguồn cung, số lượng giao dịch, giá cả… Cùng với đó, Bộ đã chủ động nắm bắt những vấn đề trọng tâm, nổi cộm để kịp thời chỉ đạo các vấn đề nóng của ngành Xây dựng như việc chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị, các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản, vấn đề condotel, officetel…
Tuy nhiên Bộ cũng thừa nhận vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như tiến độ soạn thảo một số văn bản quy phạm pháp luật và một số đề án còn chậm so với kế hoạch, việc theo dõi, đánh giá tác động của cơ chế, chính sách có nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu.
Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch và phát triển đô thị được tăng cường nhưng chưa tạo chuyển biến rõ nét. Chất lượng một số đồ án quy hoạch chưa cao. Công tác kiểm soát quản lý phát triển đô thị tại nhiều địa phương thực hiện chưa nghiêm. Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn ra phổ biến.
Theo Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản có dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung không chỉ ở phân khúc nhà ở xã hội.
Đáng lưu ý, Bộ chỉ ra tình trạng hoạt động kinh doanh bất động sản vi phạm quy định pháp luật như quảng cáo, thông tin không đúng sự thật để tăng giá, vi phạm quy hoạch, chia lô, bán nền trái quy định… xảy ra tương đối phổ biến.
Thực tế thời gian qua, tình trạng khách hàng tố chủ đầu tư “quảng cáo một đằng, bán hàng một nẻo” không phải là chuyện hiếm trên thị trường bất động sản. Nhiều khách hàng chỉ sau khi nhận nhà mới “ngã ngửa” khi thực tế không giống như kỳ vọng và quảng cáo ban đầu của chủ đầu tư. Nhiều khách hàng bức xúc khi bỏ tiền tỷ mua nhà nhưng khi nhận lại không “đáng đồng tiền bát gạo”, việc thay đổi này khiến khách hàng thiệt hại về kinh tế đến cả trăm triệu đồng. Đây cũng là một trong những căn nguyên khiến tranh chấp kéo dài tại không ít chung cư.
Như tại một dự án ở Tây Hồ (Hà Nội), vào khoảng giữa năm 2019, báo chí phản ánh việc cư dân mua căn hộ tại đây khi nhận nhà đã rất bức xúc về thực trạng dự án khi bàn giao không giống những gì đã quảng cáo. Theo phản ánh của cư dân khi quảng bá sản phẩm về thiết kế tòa chung cư có mái vòm phía trên tạo nên một cảnh quan chung cư đẹp góp phần mang lại giá trị của tòa nhà nhưng khi bàn giao thì này không có. Những chi tiết trên cùng với một số sự cố tại tòa nhà trong quá trình sử dụng đã khiến cư dân bức xúc. Trong buổi làm việc sau đó với cư dân chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thiện phần mái vòm như thiết kế.
Khách hàng dự án The Emerald căng băng rôn sáng 7/9 yêu cầu đối thoại, làm đúng như quảng cáo… |
Hay vào tháng 9/2019, khách hàng tại dự án The Emerald (Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã kéo đến dự án yêu cầu chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư Bất động sản Mỹ Đình đối thoại, thực hiện cam kết hợp đồng. Họ cho rằng dự án này tồn tại nhiều vấn đề, thiếu công khai minh mạch như: Thiết kế nhà bị thay đổi nhưng không được báo trước, chất lượng, hình thức nội thất, cửa sổ...lắp đặt không đúng như cam kết.
Và còn hàng loạt trường hợp khác bán nhà quảng cáo hoa mỹ “ngay mặt đường” nhưng thực tế lối vào rất nhỏ, hoặc cư dân phải đi cổng sau không phải là hiếm. Nhiều chủ đầu tư thường chọn mua đất ở các vị trí đón trước một con đường sẽ được quy hoạch chạy qua để được hưởng lợi về giá đất mua vào và giá chênh công trình sau khi hạ tầng được hoàn thiện. Tuy nhiên khi dự án hoàn thiện, dân đã về ở mà “ngay mặt đường” thì chẳng thấy đâu. Thậm chí có nơi quảng cáo dự án có nhà chức năng nhưng thực tế, người dân về ở phát hiện ra khu chức năng này đã được xin chuyển đổi thành cao ốc...
Bó tay chiêu bán nhà?
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng, hiện nay trên thị trường, hàng loạt các chủ đầu tư vì mục đích bán hàng mà luôn gắn mác “dự án cao cấp”, “Luxury”, “dự án đẳng cấp quốc tế”. Tuy nhiên, khi người mua nhà vào ở mới thấy rõ những dự án cao cấp này hoàn toàn khác xa với thực tế, đặc biệt là so với quảng cáo. Bởi vậy, ông Châu kiến nghị Bộ Xây dựng nên ban hành quy định không cho phép chủ đầu tư quảng bá dự án với những mỹ từ như cao cấp, sang trọng, đẳng cấp.
“Nên ban hành quy định khi bán nhà hình thành trong tương lai, chủ đầu tư chỉ được phép giới thiệu những thông tin cơ bản nhất của dự án như vị trí, diện tích, tiện ích. Còn những danh xưng tự phong của chủ đầu tư như cao cấp, đẳng cấp, sang trọng thì hãy để người mua nhà đánh giá” - ông Châu nói.
Trong khi đó, luật sư cho rằng, việc quảng cáo cao cấp, hạng sang... trong lĩnh vực bất động sản cũng phổ biến như việc tràn lan sai phạm trong quảng cáo hiện nay ở nhiều sản phẩm khác (mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, nước mắm…). Họ dùng những thuật ngữ để truyền đạt những thông tin không đúng, lợi dụng giữa thuật ngữ pháp lý (hạng nhà chung cư) và thuật ngữ chung xã hội, thuật ngữ chưa rõ nội hàm (cao cấp, chuẩn 5 sao…).
Về mục đích và nội dung thông tin này là hoàn toàn sai (sai về nội hàm từ ngữ, gây nhầm lẫn). Tuy nhiên, do nhiều thuật ngữ này không phải là thuật ngữ pháp lý, có nội hàm không rõ, nên rất khó xác định chứng minh là hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, “cao cấp” thì không rõ phải ra sao, “chuẩn 5 sao” của khách sạn lại gắn cho nhà ở là sự nhầm lẫn trong kiến thức…
Thực tế cho thấy, rất ít trường hợp bị xử phạt về quảng cáo (các sản phẩm hàng hóa dịch vụ nói chung), riêng lĩnh vực bất động sản chưa thấy một vụ việc nào bị xử phạt. Từ đó, các chuyên gia khuyến cáo, trước tình trạng “vàng thau lẫn lộn” trong “ma trận” thông tin thị trường bất động sản hiện nay thì người mua, kể cả nhà đầu tư kinh doanh, cũng cần tỉnh táo xem xét thật kỹ các thông tin liên quan tới dự án.
Hồng Khanh
- Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa thông báo một số dự án bất động sản được chủ đầu tư mang đi thế chấp ngân hàng trong đó điểm mặt những “ông lớn”.