Lời kể của nam bác sĩ trong phòng học giải phẫu ở Mỹ_lịch thi đấu vòng loại world cup 2026 khu vực châu á
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-11 03:08:49 评论数:
Từ một sinh viên kiến trúc ở Việt Nam,ờikểcủanambácsĩtrongphònghọcgiảiphẫuởMỹlịch thi đấu vòng loại world cup 2026 khu vực châu á sau hơn 10 năm miệt mài trên giảng đường trường Y và làm bác sĩ nội trú trong bệnh viện, Huỳnh Wynn Trần đã trở thành bác sĩ thực thụ và đang điều hành một phòng khám tư ở Los Angeles, Mỹ.
Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần hiện hành nghề y ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: NVCC |
Anh sẽ kể lại những trải nghiệm thú vị của mình trên chặng đường đã qua trong cuốn sách sắp xuất bản bằng tiếng Việt. Đó là những kỷ niệm mà anh không thể nào quên khi còn là sinh viên y khoa và cho đến bây giờ, khi đã là một bác sĩ.
“Giải phẫu là một trong những lớp học tôi nhớ mãi khi còn ở trường y, không phải do tôi tiếp xúc hay mổ nhiều xác, mà là do tôi hay về thăm gia đình ở Michigan” - bác sĩ Huỳnh bắt đầu câu chuyện.
Vừa mổ xác vừa nghe nhạc thính phòng
Ở buổi học giải phẫu đầu tiên, nhóm của anh gồm 6 sinh viên được giao một xác người còn nguyên vẹn.
“Trước khi bắt đầu mổ, chúng tôi cảm ơn và cầu nguyện cho người đó. Tôi nhắm mắt, tưởng tượng ra người đàn bà này lúc còn trẻ, có lẽ cũng đẹp và nhân hậu.
Giờ đây cô chỉ còn là một cái xác lạnh tanh, bộ ngực lép xẹp chảy xệ; hai bên nách, da bụng cô nhăn nhúm sau vài lần sinh; tay và chân cô hơi sưng do được tiêm hóa chất xử lý. Tôi đặt tay lên trán lạnh tanh của cô, thầm cảm kích và biết ơn người thầy đầu tiên của mình”.
Sau đó, cả nhóm tìm hiểu cơ thể người bằng cách mổ xác dần dần từ bên ngoài vào trong các hệ và cơ quan theo lịch học. Trong nhóm có 3 bạn nữ. Hôm đầu tiên mổ xác, một bạn nữ đã ngất xỉu vì không chịu được mùi và thấy cảnh tử thi bị dốc ngược lên để được xử lý bơm hóa chất. 'Vậy mà sau này bạn nữ ấy trở thành bác sĩ ngoại khoa ung thư' - bác sĩ Huỳnh chia sẻ.
Một vài tuần sau, khi đã quen với việc làm bạn với xác người, nửa đêm, sinh viên Y lên phòng xác đông như trảy hội. Dần dần, có người còn vừa mở nhạc thính phòng vừa tỉ mỉ mổ tách thuỳ não.
Buổi cuối học giải phẫu, các sinh viên làm lễ tri ân, thắp nến và cầu nguyện cho tất cả bệnh nhân hiến xác tại giảng đường.
“Mùa đông Buffalo tuyết trắng xóa lạnh lẽo, gió thổi ào ạt bên ngoài giảng đường. Tôi nhìn hàng trăm ngọn nến li ti như hàng trăm linh hồn của người hiến xác, cảm nhận sự ấm áp và cao thượng của đồng loại khi họ đã hiến thân mình cho kiến thức y khoa chúng tôi học ngày hôm nay”.
Sau buổi lễ, tất cả xác đã giải phẫu xong được hỏa táng, tro được chôn dưới các gốc cây trong khu vườn kỷ niệm trong trường Y.
Mang xương người xuyên biên giới
Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần khi còn là bác sĩ nội trú. Ảnh: NVCC |
Ngoài mổ trên xác thật, sinh viên Y khoa còn được giao một bộ xương thật để mang về nhà học thêm lúc rảnh rỗi.
“Cơ thể người có khoảng 206 xương, bao gồm các xương rất nhỏ và ở những vị trí khó nhớ. Học xương trên bộ xương khô dễ nhớ hơn trên mổ xác nên nhiều sinh viên cứ ôm một bộ xương lẩm bẩm tên Latin cho dễ thuộc”.
Bác sĩ Huỳnh chia sẻ, lúc bấy giờ, các trường y tại New York đều thiếu xác học giải phẫu ngoại trừ trường anh - ĐH Buffalo.
Đến lượt anh được giao bộ xương đem về nhà. Anh để nguyên bộ xương bên cạnh giường để mỗi sáng thức dậy lẩm bẩm tên Latin của chúng cho dễ nhớ.
Cứ vài tuần, anh lại lái xe từ Buffalo, New York về Michigan thăm nhà. Để gần hơn 20km, anh chọn con đường đi qua Canada, sau đó lại vào nước Mỹ, thay vì chỉ đi xuyên nội địa.
'Một lần về nhà, tôi để nguyên bộ xương thật trong thùng xe phía sau và ung dung lái qua Canada rồi vào lại biên giới Mỹ. Vừa vào nước Mỹ, tôi lập tức bị hải quan hỏi thăm. Lý do là khi quét qua xe tôi, họ phát hiện hình dáng một bộ xương. Cũng may là hộp đựng xương có ghi tên trường tôi học và tôi có mang theo giấy tờ sinh viên nên được phép về nhà. Lần đó, tôi hiểu là chở theo một bộ xương qua biên giới có thể gây rắc rối to và có thể khiến tôi bị cấm vào nước Mỹ'.
'Sau môn giải phẫu thú vị, các môn khác lần lượt làm tôi sụt cân và mất ngủ do kiến thức y khoa như bờ bến. Tôi học chưa thuộc cái này đã có cái khác đến. Thầy dạy sinh hoá của tôi nói trung bình 10 năm thì có khoảng phân nửa kiến thức y khoa mới được cập nhật và thay đổi. Nghĩa là những gì chúng tôi học, 10 năm sau chỉ còn đúng một nửa vì đã có những phát hiện mới trong y khoa. Vì vậy, làm bác sĩ là phải học cả đời'.
Tốt nghiệp ngành Y ĐH Buffalo và chương trình Tiến sĩ Y khoa tại trường Y khoa, ĐH State University of New York, hiện bác sĩ Huỳnh Wynn Trần là chủ một phòng khám tư ở khu người Việt phía đông Los Angeles. Bác sĩ Huỳnh hiện còn là bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Methodist Hospital, chuyên nhận bác sĩ nội trú đến phòng khám của mình để giảng dạy. Anh cũng đang giảng dạy tại trường Y của California Northstate University. Các chi tiết trong bài viết trích từ cuốn sách sắp xuất bản 'Từ Kiến trúc sư thành bác sĩ' của tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Wynn Trần. |
Cú sốc đêm đầu đặt chân đến Mỹ thay đổi cuộc đời chàng bác sĩ Việt
'Nếu bạn dành cả tuổi thanh xuân của mình để đi học mà học xong không kiếm đủ tiền để sống thì đó là một thất bại', bác sĩ Huỳnh Trần nói.