您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

Chuyện lạ ở Đường Lâm: Hiếm gặp nhưng không ngạc nhiên_đtqg san marino

Ngoại Hạng Anh67人已围观

简介Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích nói,trong đời làm bảo tồn của mình, ông chưa từng gặp việc xin trả ...

Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích nói,ệnlạởĐườngLâmHiếmgặpnhưngkhôngngạcnhiêđtqg san marinotrong đời làm bảo tồn của mình, ông chưa từng gặp việc xin trả lại danhhiệu như ở di tích quốc gia Đường Lâm ồn ào mấy ngày qua.

Làng cổ Đường Lâm: "Di sản sống" bị ép phải “chết”?

Sống như thời "ăn hang ở lỗ", dân làng cổ Đường Lâm kêu cứu

Gần một trăm người dân Đường Lâm ký đơn xin trả danh hiệu di tích quốc giacho Nhà nước vì cảm thấy danh hiệu không cho họ gì ngoài sự bất tiện và mất tựdo trong cuộc sống.

KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích, người có nhiềunăm nghiên cứu và quan tâm tới số phận của Đường Lâm nói sao về sự việc này?

{keywords}
KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích - Bộ VHTTDL. 

Chuyện lạ ở Đường Lâm: Hiếm gặp, nhưng không ngạc nhiên KTS Lê Thành Vinh,Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích - Bộ VHTTDL. - Chuyện như ở Đường Lâm vừa qua,ông từng gặp bao giờ chưa?

Câu chuyện này cho thấy giữa những nhà quản lý và cộng đồng cư dân ở đây chưatìm được sự đồng thuận, mà không đồng thuận thì xung đột xảy ra là tất yếu. Xungđột có thể biểu hiện bằng nhiều cách và đây là một cách biểu hiện của nó.

- Nhiều người coi hành động này chỉ là sự dằn dỗi của một bộ phận ngườidân. Nhưng trong trường hợp họ muốn trả di tích thật sự thì có thể không, thưaông?

Động thái “xin trả lại di tích” có lẽ chỉ là những thông điệp bày tỏ nhữngkhó khăn, bức xúc của những người đang cảm thấy bất ổn trong việc mong muốn thựchiện những nhu cầu chính đáng của mình.

Mọi hoạt động liên quan đến di tích, di sản được điều chỉnh bằng luật Di sảnvăn hóa và các văn bản pháp lý liên quan, trong đó không có khái niệm “trả lạidi tích”. Có thể hiểu rằng đây là sự bày tỏ ý kiến về những vấn đề còn chưa hợptình, hợp lý trong quản lý di tích này.

{keywords}
Cưỡng chế phá dỡ nhà ở Đường Lâm vì xây dựng trong khu vực 1 của di tích. (Ảnh: Lãng Quân)

- Nhiều người có thể trách lẽ ra dân Đường Lâm nên có “tinh thần di tích”nhiều hơn để đặt lên tất cả là niềm tự hào với việc quê hương mình được thành ditích quốc gia. Nhưng được biết, trừ khoảng mấy chục hộ có nhà cổ, những hộ làmdịch vụ phục vụ du lịch và bộ phận quản lý di tích, còn thì đa phần người dânkhông được hưởng lợi gì từ di tích. Theo ông, có vấn đề gì bất hợp lý trong sựphân chia lợi ích này?

Tôi cho rằng “tinh thần di tích” của người dân không hề nhỏ, nó là một phầncủa lòng yêu quê hương, thành kính với tổ tiên, cội nguồn mà người mình ai cũngcó thậm chí rất sâu nặng. Nhưng có lẽ bao trùm tất cả phải là “tinh thần sống”,cuộc sống bất ổn thì chẳng có tinh thần nào không bị lung lay.

Theo tôi có lẽ đây chưa phải là vấn đề phân chia lợi ích, tiền thu được từbán vé vào tham quan di tích cũng không phải để và không thể chia cho người dân.Vấn đề quan trọng là các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của di tích khôngđược ảnh hưởng, cản trở cuộc sống thường nhật của họ. Những nhu cầu chính đángvà hợp lý của mọi người dân sống trong di tích phải được quan tâm giải quyếtthỏa đáng. 

-Để vừa đảm bảo đời sống của người dân vừa bảo tồn di tích, Hội An có thể choĐường Lâm bài học như thế nào?

Bài học của Hội An là sự cân bằng lợi ích. Khi Hội An được vinh danh, đượcbiết đến nhiều hơn, phát triển theo chiều hướng đi lên với tư cách là một di sảnthì cuộc sống của người dân nơi này cũng tốt lên. Chính quyền và người dân đã cóđược sự đồng thuận, cùng chung sức bảo tồn và phát triển.

Tất nhiên, để có được điều này không hề dễ dàng, không phải bỗng dưng ôngNguyễn Sự, bí thư thành ủy Hội An được trao giải thưởng vì sự nghiệp văn hóa,giáo dục: Giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2010.

{keywords}
Tuy nhiên, bên cạnh nhà bị phá dỡ, vẫn tồn tại ngang nhiên những nhà cao tầng. Đó là điều khó hiểu tại Đường Lâm.

 - Ông có thể đưa một giải pháp cụ thể cho Đường Lâm: Giãn dân hay nên cómột mô hình cụ thể về kiểu nhà mà họ được phép xây dựng, để vừa đảm bảo điềukiện sống vừa không xâm phạm cảnh quan di tích?

Giải pháp đối với Đường Lâm có lẽ cũng không phải cái gì khác là sự đồngthuận, nghe thì có vẻ không cụ thể nhưng điều đó nếu có được sẽ là cơ sở để giảiquyết các vấn đề đặt ra.

Giãn dân hay hỗ trợ người dân cải tạo, xây dựng mới một cách phù hợp vớikhông gian di tích đều là những việc cụ thể cần làm.

Trên thực tế rất cần những đối thoại, chia sẻ giữa chính quyền, người dân,chuyên gia để thực sự cùng nhau tìm lối đi trên con đường không mấy dễ dàngtrong việc tạo ra sự cân đối giữa bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh nhà bị phá dỡ, vẫn tồn tạingang nhiên những nhà cao tầng. Đó là điều khó hiểu tại Đường Lâm.

- Xin ông chobiết cụ thể quy định trong Luật Di sản Văn hóa về xây dựng trong khu di tíchquốc gia, nhất là trong khu vực 1?

Hiện việc xây dựng ở Đường Lâm bị quy địnhmột cách cứng nhắc, bất kì một xây dựng nào dù chỉ là cái nhà vệ sinh ở trongnhà, cũng phải có giấy tờ xây dựng…

Luật Di sản văn hóa đưa ra những nguyên tắc, quy định cơ bản nhằm bảo vệ vàphát huy giá trị di sản, di tích một cách hữu hiệu nhất. Giải quyết các vấn đềcụ thể đối với di tích hay các vấn đề liên quan đến di tích là trách nhiệm củacác cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực này.

Không có một “công thức” cố định nào áp dụng cho tất cả các di tích vốn dĩ vôcùng phong phú, đa dạng; đặc biệt là đối với các di tích là khu vực cư trú cóquy mô lớn như khu phố cổ, làng cổ thì lại càng phức tạp và đặc thù.

Làng cổ Đường Lâm là di tích nhưng đồng thời vẫn là một “cơ thể sống” như bấtcứ ngôi làng nào trên đất nước này. Trong khu vực 1 của di tích, bên cạnh nhữngyếu tố quan trọng cấu thành đặc điểm và giá trị của di tích còn có vô vàn nhữngthành phần khác cần thiết cho cuộc sống của cộng đồng mà không phải là yếu tốgốc cấu thành di tích.

Vì vậy không nên đưa ra những quy định cứng nhắc gây phiền hà cho mọi ngườitrong những nhu cầu thông thường của cuộc sống.

Để có thể quản lý, điều chỉnh các hoạt động xây dựng trong làng cổ Đường Lâmvừa đúng luật vừa tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển tự nhiên của khuvực này đòi hỏi sự thấu hiểu và năng lực chuyên môn của các nhà quản lý và tưvấn. 

- Được phong di tích quốc gia từ 2006 nhưng đến nay làng cổ Đường Lâm vẫnchưa có quy hoạch chính thức cũng chưa có quy chế chính thức nào về việc xâydựng trong khu di tích. Theo ông như thế có quá chậm trễ?

Việc xem xét phê duyệt bộ hồ sơ quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giátrị làng cổ Đường Lâm là rất phức tạp vì nó liên quan đến quá nhiều vấn đề kinhtế xã hội. Riêng việc điều chỉnh để đưa một con đường lớn đã được Chính phủ phêduyệt trong một quy hoạch xây dựng khác trước đây ra khỏi khu vực bảo vệ củalàng cổ theo đề xuất của quy hoạch bảo tồn, đã đòi hỏi một thời gian khá dài.

Dẫu biết vậy nhưng việc xem xét phê duyệt quy hoạch bảo tồn này vẫn là quáchậm trễ.

Tuy nhiên cũng không nên coi quy hoạch này là “cây đũa thần” có thể giảiquyết mọi việc. Trong hồ sơ quy hoạch sẽ không có nội dung giải quyết các vấn đềcụ thể như xây nhà vệ sinh đã nêu ở trên. Do đó, nếu có cách tiếp cận đúng thìcó rất nhiều việc không cần phải chờ quy hoạch mới làm được.

- Về Đường Lâm, ông cảm nhận ra sao về thực trạng bảo tồn di tích và cảnhquan di tích nơi đây?

Ngoài một số ngôi nhà ở đã được xây dựng với quy mô và kiểu cách mới khôngphù hợp với khung cảnh chung của làng cổ và hình ảnh quen thuộc của làng quêtruyền thống, nói chung không gian cảnh quan tại các khu vực quan trọng trongtổng thể các làng cổ ở Đường Lâm hiện được bảo tồn khá tốt. Những yếu tố dịch vụchưa phù hợp thường là các lều quán tạm nên hoàn toàn có thể điều chỉnh được.

Tôi cho rằng nếu thực sự quan tâm và tập trung giải quyết, vẫn có khả năngbảo tồn tốt di tích làng cổ hiếm hoi và có giá trị đặc biệt này đồng thời tạođiều kiện thuận lợi cho cuộc sống ở làng quê này phát triển một cách bình thường.

- UNESCO đang xem xét làng cổ Đường Lâm thành di sản văn hóa thế giới. Câuchuyện đau lòng mà báo chí Việt Nam nêu mấy ngày nay cho thấy vấn đề hài hòagiữa bảo tồn và cuộc sống của người dân đã không được giải quyết tốt. Nếu UNESCObiết câu chuyện này, nó có thể ảnh hưởng tới lộ trình Di sản thế giới của ĐườngLâm?

Việc UNESCO đánh giá để đưa một di tích nào đó vào danh sách Di sản thế giớibao gồm cả việc xem xét các phương hướng, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trịdi sản cũng như quản lý di sản hợp lý và hiệu quả trong cuộc sống đương đại. Cónghĩa là câu chuyện này có thể là những yếu tố không tích cực cho việc xem xétlàng cổ Đường Lâm.

Nhưng theo tôi điều đó có lẽ không quá quan trọng, vấn đề làm sao để bảo tồndi tích, phát huy giá trị của nó nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộcsống của cộng đồng mới là điều đáng quan tâm và cần phải làm.

(Theo VTC)

Tags:

相关文章



友情链接