TheụphaotinTrungQuốcmuahãngbiatrênFacebookBàihọccảnhbálịch thi đấu ngoai hạng anho thông tin từ Báo Tuổi trẻ, ngày 31/8, thông tin từ Sở Thông tin và truyền thông Nghệ An cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính anh Trần Tuấn Vĩnh, 26 tuổi, trú tại thị trấn Quỳ Hợp số tiền 12,5 triệu đồng vì đã cung cấp thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức. Anh Trần Tuấn Vĩnh là chủ của facebook Viet Dai đã đăng thông tin có nội dung bịa đặt: “Thương hiệu Bia Hà Nội bán cổ phần cho Trung Quốc: Công ty bia Hà Nội đã chính thức thừa nhận bán 73% cổ phần công ty cho đối tác Trung Quốc. Với số cổ phần trên thì mọi chính sách trong công ty đều do Trung Quốc nắm quyền. Sau khi công ty bị bán công nhân người Việt Nam làm việc cho công ty bia Hà Nội cũng bị sa thải và thay thế bằng người Trung Quốc.
Vừa qua lực lượng chức năng cũng đã bắt giữ một xe chở men bia Trung Quốc của công ty bia Hà Nội....".
Nội dung phao tin, bịa đặt sai sự thật đã bị phạt 12,5 triệu đồng. Ảnh NLĐ |
Tổng Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) gửi đơn tố giác đến Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an đề nghị điều tra thông tin sai sự thật trên mạng xã hội của Vĩnh.
Qua xác minh, ngày 30/8, Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An đã ra quyết định xử phạt hành chính Vĩnh 12,5 triệu đồng.
Sự việc này là lời cảnh báo đối với những người sử dụng mạng xã hội, không phải trên mạng xã hội thích nói gì thì nói. Để góp góc nhìn về pháp luật và cảnh báo đến cộng đồng về hiện tượng xúc phạm, vu khống tổ chức cá nhân trên mạng xã hội, PV Infonet có cuộc trao đổi với luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình, Đoàn luật sư Tp HCM) để hiểu rõ hơn về vụ việc.
Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn luật sư Tp HCM) |
Thưa luật sư, vụ việc lên Facebook bịa đặt thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín của một hãng bia đã được xử lý. Nhìn từ góc độ luật pháp, luật sư có lưu ý gì với cộng đồng khi sử dụng mạng xã hội?
Hiện nay, nhiều người dân cứ nhầm tưởng lên mạng xã hội thích nói gì thì nói nên đã có nhiều phát biểu, bình luận xúc phạm, bôi nhọ uy tín, danh dự, vu khống đến nhiều tổ chức, cá nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ. Pháp luật không những điều chỉnh các hành vi, giao dịch trong cuộc sống thực hàng ngày mà các giao dịch trên mạng xã hội pháp luật vẫn điều chỉnh. Do vậy, khi người dân thực hiện bất kỳ hành vi nào trên mạng xã hội cũng cần suy nghĩ và xem xét xem hành vi của mình có bị pháp luật cấm hay không, hành vi của mình có ảnh hưởng đến quyền lợi người khác không
Nhiều người cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Quan điểm của luật sư thế nào?
Hành vi có động cơ vụ lợi, trong việc bịa đặt thông tin, lan truyền thông tin bịa đặt về mặt hành chính đã được điều chỉnh cụ thể tại Nghị Định 72/2013/NĐ- CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, cụ thể tại điều 5 của Nghị định đã quy định nghiêm cấm đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Ngoài ra, Theo khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
Tùy mức độ, tính chất hành vi, hậu quả mà cũng có thể bị xử lý về mặt hình sự về Tội vu khống.
Tuy nhiên, theo tôi những hành vi trên chỉ nên dừng mức xử phạt hành chính và cần tăng mức xử phạt để tạo tính răn đe cho người vi phạm. Riêng những người bị xúc phạm, bị vu khống, bị thiệt hại thì có thể được quyền yêu cầu bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự. Nhưng hiện nay việc bồi thường là thấp và người yêu cầu bồi thường phải chứng minh tổn thất nên rất khó khăn do vậy tôi nghĩ cần tăng mức bồi thường tổn thất lên so với quy định hiện tại. Chỉ nên xử lý về mặt hình sự khi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn vi phạm...
Thực tiễn hoạt động nghề luật sư, ông có nhận thấy hiện tượng bịa đặt, bôi xấu nhau trên mạng xã hội diễn ra khá phố biến, không?
Tôi nhận thấy rất nhiều, vài năm trở lại đây tôi đã nhận bảo vệ cho nhiều thân chủ bị xúc phạm, bôi nhọ, nói xấu, vu khống trên facebook ở Tp HCM và các tỉnh lân cận.
Luật sư có lý giải gì về hiện tượng này?
Do mạng xã hội cũng mới vào Việt Nam cũng chưa phải lâu và do đủ mọi tầng lớp đều được sử dụng miễn phí và công nghệ phát triển như hiện nay nên từ thành thị đến nông thôn ở Việt nam hầu như ai cũng sử dụng mạng xã hội. Do nhận thức còn chưa cao, ý thức pháp luật còn thấp, chưa biết coi trọng quyền nhân thân, danh dự người khác, tư tưởng sống "lệ làng", hay do tính cách người Việt chúng ta hay nói là "nhiều chuyện" hay xen vào chuyện người khác còn ăn sâu trong tư tưởng nhiều người Việt nên chưa nhận thức hết được hành vi của mình trên mạng xã hội.
Do công nghệ phát triển quá nhanh, nhiều người Việt thích ứng không kịp nên đã không biết cách sử dụng mạng xã hội cho thích hợp, không hiểu hết chức năng và tác dụng của mạng xã hội có tính chất lan truyền, chia sẽ... đến nhiều người, cộng đồng...
Theo luật sư, cần làm gì để giảm bớt tình trạng bất tuân pháp luật trong hoạt động trên mạng xã hội?
Theo tôi trước tiên cần hoàn thiện các quy định pháp luật, cần quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi vi phạm trên mạng xã hội. Thẩm quyền và chức năng của cơ quan nhà nước khi xử phạt các hành vi này.
Cần tăng mức chế tài, tăng số tiền xử phạt để tạo tính răn đe cho người vi phạm.
Quan trọng nhất chúng ta phải có nhiều buổi tuyên truyền pháp luật tại các trường học, khu phố, xóm, thôn, ủy ban...để tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật cũng như ý thức, nhận thức sử dụng mạng xã hội của người dân. Cần nâng cao nhân cách của học sinh, sinh viên trong nhà trường qua việc giáo dục, dạy dỗ các em từ lúc nhỏ hình thành một nhân cách biết tôn trọng người khác, tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác để tạo cho các em một cách sống lành mạnh, chấp hành pháp luật và tôn trọng con người.
Xin cảm ơn luật sư!