Chuyển động số không xa lạ_lịch thi đấu bóng đá c2
1. “Đi chùa online” là cụm từ xuất hiện thường xuyên vào thời điểm đại dịch Covid-19,ểnđộngsốkhôngxalạlịch thi đấu bóng đá c2 khi mà nhiều quốc gia phải tiến hành phong tỏa, nhiều địa phương phải “ngăn sông cấm chợ” để giãn cách xã hội, cách ly y tế. Trong bối cảnh nhà nhà ngồi yên, người người cách ly, các cơ sở tôn giáo, chùa chiền cũng phải thực hiện nghiêm hoạt động giãn cách chống dịch. Tuy nhiên, mọi hoạt động vẫn phải được tiếp diễn nhưng ở một trạng thái mới/ hình thức mới. Các sinh hoạt tôn giáo cũng phải tìm cách thích nghi và đi chùa online được mọi người chấp nhận.
Nhớ lại thời điểm khi không thể tới các cơ sở tôn giáo, nhiều tín đồ Phật tử đã cài app (ứng dụng) của các cơ sở tôn giáo để tụng kinh, thỉnh pháp, tu tập, sinh hoạt tôn giáo từ xa. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng giáo hội các địa phương cũng hướng dẫn tăng ni, Phật tử và người dân có các cách hành lễ đúng mực, vừa chấp hành nghiêm công tác chống dịch, vừa có thể duy trì sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng online. Không chỉ cầu nguyện, lễ chùa qua mạng, các sinh hoạt tôn giáo lớn như: Đại Phật đản, Lễ Cầu siêu 27/7… cũng được thực hiện qua mạng với nghi lễ trang trọng, tôn nghiêm, thu hút hàng triệu người tham gia.
Dù dịch Covid-19 đã tạm lắng xuống, nhịp sống thường nhật đã quay trở lại, nhưng giờ đây, các tín đồ Phật giáo đã dần có thói quen đi chùa online, tạo nên một nếp sinh hoạt mới trong đời sống. Sự nghiêm túc, trang trọng và thành kính không hề giảm sút khi khoảng cách đã được công nghệ bù đắp. Những bài giảng, những buổi lễ không chỉ đến với những người tham gia trực tiếp mà còn được lan tỏa, lưu trữ trên các nền tảng số để ai ai cũng có thể tìm lại.
Sự thay đổi không chỉ diễn ra với các tín đồ, mà thành viên của các giáo hội cũng đã dần quen với hội họp trực tuyến. Được biết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xây dựng Văn phòng điện tử, các cuộc họp chư tăng ni trước đây vốn phải tập trung đông người đã được chuyển sang họp online. Qua đó, các hội nghị vừa mở rộng được thành phần người dự, vừa tạo thuận lợi cho các hòa thượng tuổi cao sức yếu có thể dễ dàng tham gia, mà vẫn đảm bảo sức khỏe và thời gian giải quyết công tác Phật sự, cũng như chuyên tâm thiền, tịnh.
2. Chuyển đổi số không chỉ diễn ra trong các giáo hội, mà trong công tác hành chính công cũng đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Người dân đã có thể dễ dàng khi làm các thủ tục giấy tờ, giao dịch hành chính công qua mạng. Mới đây nhất, khi cần tìm lại bằng tốt nghiệp phổ thông bị hỏng, do có bạn là giáo viên đang công tác ở trường phổ thông cũ tại Quảng Nam, tôi gọi về nhờ tư vấn và được hướng dẫn cách làm. Bạn tôi bảo, giờ làm dễ lắm, rồi gửi cho tôi một đường link, nói cứ tuần tự thực hiện theo hướng dẫn.
Tôi vào trang dịch vụ công Quảng Nam (https://dichvucong.quangnam.gov.vn/) tạo tài khoản, gửi hồ sơ liên quan. Ngay khi hồ sơ gửi đi, một tin nhắn thông báo tiếp nhận và hẹn thời gian xử lý đã được gửi ngay tới điện thoại của tôi. Vài ngày sau, nhân viên từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam gọi điện báo đã xử lý xong, yêu cầu tôi xác nhận hình thức nhận giấy tờ và đã chuyển cho tôi qua đường bưu điện, theo địa chỉ tôi yêu cầu. Như vậy, từ Thành phố Hồ Chí Minh, ngồi nhà với máy vi tính nối mạng, tôi đã có thể sao được văn bằng bị hỏng của mình chỉ với 5 phút thực hiện. Thật sự, chuyển đổi số đã gần gũi như vậy thay vì những mỹ từ đao to búa lớn, và người dân cũng chỉ cần như thế.
3. Gần gũi hơn cả trong chuyển đổi số chính là thanh toán không dùng tiền mặt và mua hàng online. Trước đây, khi xem người Trung Quốc thanh toán mớ rau con cá chỉ với QR Code hay người ăn xin cũng có tài khoản ngân hàng, tôi ngưỡng mộ lắm. Nhưng nay, những gì đã diễn ra ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay Hàn Quốc cũng đang diễn ra ở ngay Việt Nam. Người dân ra đường không cần đem theo ví mà chỉ cần chiếc smartphone có kết nối mạng là đủ.
Thanh toán hóa đơn siêu thị, thanh toán hóa đơn ăn uống trong nhà hàng, thanh toán các cuốc xe công nghệ hay thanh toán hóa đơn điện, nước… đã trở nên dễ dàng hơn với việc chuyển khoản, quét QR Code hay qua các app thanh toán và ví điện tử. Cuộc sống dễ dàng và nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi có công nghệ hỗ trợ. Đáng nói, việc thanh toán này không chỉ diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có thể thanh toán xuyên quốc gia.
Mới đây, má tôi ở quê cũng biết đặt hàng online và thanh toán qua mạng. Bà khoe: “Má mới mua hoa lan qua mạng, đẹp lắm, hi vọng kịp nở trong Tết”. Nói rồi bà chụp hình và “bắn” ảnh hoa cho tôi qua Zalo. Vâng, một người nông dân quê mùa như má tôi còn tích cực chuyển đổi số như thế thì không lẽ nào chúng ta đứng ngoài cuộc được. Thanh toán không tiền mặt cũng là một thành tố trong chuyển đổi số và nó là xu thế tất yếu!
Lưu Đình Long
(Bài đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số Xuân Quý Mão 2023)
本文地址:http://pro.rgbet01.com/html/425a599099.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。