Một báo cáo mới đây từ CNET khẳng định Apple đang gấp rút nghiên cứu và phát triển một thiết bị kính có thể chạy cả ứng dụng VR lẫn AR có khả năng ra mắt sớm nhất vào 2020.
Trang công nghệ đã xác nhận các thông tin trước đó cho rằng kính VR “kiêm” AR tuyệt mật của Apple có tên mã hiệu là T288 và sẽ chạy con chip được thiết kế riêng của Táo khuyết. Ngoài việc thiết bị hứa hẹn nhiều đột phá này có thể chạy các ứng dụng VR (thực tế ảo) lẫn AR (thực tế tăng cường),ímậtnghiêncứukínhARkiêmVRcóđộphângiảicựclớsoi kèo mc vs liverpool điều làm fan hâm mộ thích thú hơn cả lại là hiệu năng trên giấy tờ của T288. CNET khẳng định nếu đúng như tin đồn, hiệu năng thiết bị sẽ có thể đánh bay tất cả kính AR/VR hiện có mặt trên thị trường.
Như đã nói, kính T288 của Apple được dự đoán là sẽ hỗ trợ chạy cả ứng dụng VR lẫn AR. Ấn tượng hơn khi độ phân giải được đồn đoán sẽ lên tới 16K - tức một màn hình 8K mỗi bên mắt kính - một con số không tưởng đồng nghĩa với một lượng điểm ảnh khổng lồ mà kính sẽ phải hiển thị. Các thiết bị VR trên thị trường hiện tại vẫn còn đang “chật vật” để đạt đến độ phân giải 4K. Nếu nguồn tin lần này từ CNET là chính xác và nếu không có đột phá mới mẻ nào từ các đối thủ khác trên thị trường kính VR/AR (điều gần như sẽ không xảy ra), Apple sẽ có thể thay thế các người khổng lồ VR hiện nay là Oculus và HTC để vươn lên vị trí dẫn đầu.
Với một phép so sánh đơn giản, kính VR Oculus Rift và HTC Vive chỉ có độ phân giải 1080 x 1200 mỗi mắt, chớm đạt đến full HD. Bên cạnh đó một startup có tên Pimax đã gọi vốn thành công trên Kickstarter cho thiết bị trải nghiệm VR 8K đầu tiên trên thế giới, tuy nhiên chưa sản xuất và bán ra bất kỳ sản phẩm nào, ngay cả những người tài trợ góp vốn cũng chưa biết “mặt mũi hình hài” chiếc kính ra làm sao. Tất nhiên rằng nếu Apple thành công trong việc tạo ra một chiếc kính VR/AR 8K, đồng nghĩa với việc Táo khuyết sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề khó khăn đang hiện hữu trên các sản phẩm VR hiện tại, điển hình là hiệu ứng screen door effect (SDE - một hiệu ứng khi bạn nhìn thấy rõ từng điểm ảnh trên màn hình, tương tự khi bạn đưa thật sát mắt vào màn hình TV) và hiệu ứng bóng mờ chuyển động (motion blur).