Xây dựng Bến Tre thành trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Ngày 9/10,êduyệtĐềánchuyểnđổisốtỉnhBếnTregiaiđoạkết quả bóng đá latvia Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng đã ký quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bến Tre đặt mục tiêu trở thành địa phương tiêu biểu về chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch và nông nghiệp (Ảnh minh họa: saigonstartravel.com) |
Nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng Đề án chuyển đổi số của tỉnh, UBND tỉnh Bến Tre nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà cốt lõi là chuyển đổi số chính là một vận hội phát triển chưa từng có trong lịch sử, thời cơ để Bến Tre bắt kịp, đi cùng và có thể vượt lên các tỉnh khác.
Đề án xác định tầm nhìn đến năm 2030 Bến Tre trở thành tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu trong chuyển đổi số khu vực đồng bằng sông Cửu Long; là nơi thử nghiệm, ứng dụng các công nghệ và mô hình mới; phát triển đồng bộ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Về mục tiêu, Đề án chuyển đổi số tỉnh Bến Tre hướng tới chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội và nâng cao đời sống nhân dân; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường.
Xây dựng Bến Tre trở thành trung tâm phát triển doanh nghiệp công nghệ số, đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số của tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương tiêu biểu về chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch và nông nghiệp.
Đề án cũng đề ra các mục tiêu cụ thể về phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số của Bến Tre giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030.
Trong đó, các mục tiêu về phát triển chính quyền số đến năm 2025 gồm có: 100% dịch vụ công trực tuyến đảm bảo mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 60% dữ liệu quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã được số hóa, lưu trữ tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh và đưa vào khai thác hiệu quả…
Cũng đến 2025, kinh tế số chiếm tối thiểu 10% GRDP của tỉnh Bến Tre; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 5%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 5%; Bến Tre thuộc nhóm 30 tỉnh dẫn đầu trong xếp hạng về CNTT;
Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; và tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
Phát triển hạ tầng số sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối
Đề án chuyển đổi số tỉnh Bến Tre cũng xác định rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển nền tảng cho chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Tám nhóm nhiệm vụ trọng tâm để phát triển nền tảng cho chuyển đổi số của Bến Tre bao gồm: chuyển đổi nhận thức; kiến tạo thể chế; phát triển hạ tầng số; phát triển dữ liệu; xây dựng nền tảng số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số; phát triển nguồn nhân lực.
Trong đó, về phát triển hạ tầng số, theo Đề án, hạ tầng số tại Bến Tre sẽ được tập trung phát triển, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu. Các chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng cũng sẽ được tích hợp sẵn ngay từ khi thiết kế, xây dựng.
Cụ thể, Bến Tre sẽ phối hợp với các doanh nghiệp triển khai chương trình mỗi người dân một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường Internet cáp quang và một địa chỉ số; thí điểm và nhân rộng việc xây dựng, sử dụng mạng 5G cùng với xây dựng lộ trình bỏ mạng 2G, 3G tại Bến Tre; đảm bảo phủ sóng 4G tại mọi điểm tại tỉnh Bến Tre đến năm 2022.
Đồng thời, tái cấu trúc hạ tầng CNTT theo hướng sử dụng đám mây, bổ sung và nâng cấp hạ tầng phần cứng, máy chủ, máy trạm đáp ứng nhu cầu về sử dụng CNTT trong giai đoạn chuyển đổi số; xây dựng giải pháp dự phòng trung tâm dữ liệu của tỉnh để đảm bảo nguyên tắc hoạt động 24/7 trong các tình huống xấu khác nhau…
Với nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, Bến Tre sẽ từng bước xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh với các giải pháp như: xây dựng chương trình đào tạo đội ngũ chuyên trách CNTT trong cơ quan nhà nước thành các chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành; xây dựng chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước; xây dựng kế hoạch truyền thông, phổ cập kỹ năng số cho người dân và doanh nghiệp…
Theo Đề án chuyển đổi số tỉnh Bến Tre, các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước gồm có: y tế, giáo dục, du lịch, nông nghiệp, tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải và logistics, năng lượng, tài nguyên môi trường, sản xuất công nghiệp, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số.