Đại học Hạ Môn (Hạ Đại) do doanh nhân người Singapore gốc Hoa Trần Gia Canh thành lập vào năm 1921. Đây là đại học Hoa Kiều đầu tiên của nền giáo dục Trung Quốc cận đại.
Bữa ăn miễn phí
Sinh viên theo học tại Hạ Đại không chỉ được sống trong khu ký túc xá có tầm nhìn hướng biển mà còn không phải chi một đồng ăn uống nào. Vậy những bữa ăn miễn phí ở trường đến từ đâu?ệnphíasaubữaănmiễnphítạitrườnghọchơntuổiởTrungQuốtỉ sô
Vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu lan rộng đã gây tác động tiêu cực cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Tỷ lệ lạm phát cao, tình trạng thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của nhiều gia đình.
Theo tờ Kim Nhật Đầu Điều, năm 2008, Hiệu trưởng Chu Sùng Thực đã nhiều lần chứng kiến sinh viên ăn thức ăn thừa trong căng tin và nhiều em dù gia cảnh khó khăn vẫn từ chối nhận trợ cấp của nhà trường. Chính vì vậy, ông Chu đã đề xuất và thúc đẩy Đại học Hạ Môn ban hành quy định rằng sinh viên không cần phải trả tiền cho bữa ăn tại trường.
Hơn nữa, ông còn yêu cầu canh không chỉ có nước không mà phải có thêm rau và gạo. Do đó, sinh viên Hạ Đại, bất kể hoàn cảnh gia đình, cũng đều được tiếp cận bữa ăn học đường miễn phí và không bao giờ lo bị bỏ đói.
Trên thực tế, tinh thần nhân ái này đã được manh nha kể từ khi xây dựng trường. Năm 1921, thương nhân Trần Gia Canh trở về Trung Quốc và sáng lập Đại học Hạ Môn. Thời điểm đó, ông Trần cho rằng Trung Quốc phải chấn hưng lại nền giáo dục.
Tuy nhiên, người dân sống trong thời kỳ này phải chật vật kiếm sống qua ngày, chưa nói đến việc đi học. Trần Gia Canh đã nỗ lực vận động sinh viên đến trường, cắt bỏ những khoản phí lặt vặt và cung cấp bữa ăn, chỗ ở miễn phí.
Sau đó, các cựu sinh viên Hạ Đại nhận sự giúp đỡ và chở che năm nào đã quay trở lại trường để tiếp nối tinh thần nhân văn đó. Cả những người thành danh hay chỉ đạt bất kỳ thành tựu nào trong đời đều quyên góp tài chính duy trì những bữa ăn miễn phí cho sinh viên.
Hiện tại, hơn một nửa số tòa nhà trong khuôn viên chính của Đại học Hạ Môn là do các cựu sinh viên quyên góp, bao gồm tòa nhà mang tính biểu tượng của trường- Tòa Tụng Ân. Đặt là "Tụng Ân" để ca tụng công ơn dưỡng dục của trường cũ.
Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khó khăn, Hiệp hội cựu sinh viên Đại học Hạ Môn tại thành phố Thâm Quyến thông báo chi 66,6 triệu NDT (khoảng 227 tỷ đồng) để trả tiền gạo và nước uống cho tất cả sinh viên theo học tại trường từ năm 2021 đến 2030, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Vào năm 2021, kỷ niệm 100 năm thành lập trường, một cựu sinh viên dấu tên cũng cam kết quyên góp gạo cho Đại học Hạ Môn trong 5 năm (2021-2026).
Đại học Hạ môn có 33 trường học và cao đẳng, và 16 viện nghiên cứu trực thuộc với gần 44.000 sinh viên toàn thời gian theo học, hơn 20.000 sinh viên đại học, 18.000 sinh viên sau đại học lấy bằng thạc sĩ và 5.000 ứng viên tiến sĩ. Hạ Đại hiện có đội ngũ hơn 3.000 giáo viên và nhà nghiên cứu toàn thời gian, trong đó 32 người là thành viên của Viện Khoa học, Viện Kỹ thuật Quốc gia Trung Quốc. Hạ Đại thiết lập quan hệ đối tác với 259 trường đại học ở các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới và thành lập 15 Học viện Khổng Tử tại các trường đại học và học viện ở nước ngoài. |
Tử Huy
Thi ĐH trên máy tính, Trung Quốc chuẩn bị như thế nào?Gần đây, một số tỉnh, thành của Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành thi nói và nghe trên máy tính trong bài kiểm tra tiếng Anh xét tuyển đại học. Tuy nhiên, việc này chưa được thực hiện rộng khắp và phụ thuộc vào kế hoạch của mỗi địa phương.