Mạng xã hội là kênh bán hàng thương mại điện tử có hiệu quả cao nhất. Ảnh minh họa: Internet Theùtràtrộnnhiềuhànggiảnhưngmạngxãhộivẫnlàkênhbánhàngonlineđạthiệuquảcaonhấkèo anho báo cáo của e-Conomy SEA 2018 của Google và Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 là 9 tỷ USD. Báo cáo cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình năm của giai đoạn 2015 – 2018 là 25% và thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt khoảng 33 tỷ USD vào năm 2025, nếu kịch bản này xảy ra thì quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2025 sẽ đứng thứ ba Đông Nam Á, sau Indonesia (100 tỷ USD) và Thái Lan (43 tỷ USD). Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, thị trường thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 so với năm 2017 đạt mức tăng trưởng trên 30%. Thị trường này bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hóa khác. Nếu tốc độ của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường đã lên tới 13 tỷ USD. Báo cáo này cũng cho biết, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm đa kênh, trước khi mua họ sẽ thu thập và tìm kiếm thông tin về sản phẩm để tham khảo cả từ hai nguồn online và offline. Có thời kỳ 4 trong 5 người tiêu dùng kết nối sẽ tham khảo các nhận xét về sản phẩm trên các kênh trực tuyến (chiếm tới 83%) và đặc biệt họ sẽ tìm kiếm các nhận xét trên mạng xã hội (74%) trước khi quyết định có mua sản phẩm đó hay không. Do đó, mạng xã hội là nền tảng trực tuyến có vai trò nổi bật trong việc kết nối người tiêu dùng với nhau. Mạng xã hội tiếp tục là kênh tiếp thị phổ biến nhất mà các doanh nghiệp sử dụng, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá bán hàng qua mạng xã hội đạt hiệu quả cao là 45%, trong khi tỷ lệ này đối với bán hàng qua wesite là 32%, qua ứng dụng di động là 22%.