Cậu con trai tôi đang học lớp 5,điểmchỉlàtrungbìsoi kèo benfica hôm nay hết hè này lên cấp hai. Hôm thi cuối kỳ về nhà, đợi đến bữa ăn tối cậu líu tíu khoe cả nhà là đạt được hai điểm 9 cho môn toán và văn.
Nghe con khoe, tôi cũng vui. Những tưởng vậy là ổn, ai dè khi con đi vào phòng, vợ tôi thì thầm rằng với điểm số này thì sẽ rất khó để vào được các trường học gần nhà vì các trường này mấy năm nay nhận học sinh điểm từ cao xuống thấp. Xét hết điểm 10 cho hai môn toán, văn thì cũng đã dư thừa số lượng học sinh rồi. Kiểu này có khi phải học trường nào đó xa nhà rồi. Nhớ hồi xưa đi học, môn văn mà được 7 điểm là khó lắm, toán thì năm thì mười họa mới được con 10 để khoe cả làng. Chả bù thời buổi học tập bây giờ, con trẻ thi điểm cao chót vót. Chỉ riêng lớp của con trai tôi cũng có hơn một phần ba em có điểm 10 cho hai môn trên. Mỗi trường tiểu học trung bình có từ bốn đến sáu lớp 5, cứ thế nhân lên là biết. Xưa được học sinh khá là mừng hú, nay thì học sinh khá lại là cá biệt. Chẳng cứ gì tiểu học, các trường đại học giờ đây cũng có khuynh hướng cho điểm sinh viên nới tay hơn đáng kể. TờThe Economistcho biết điểm số trung bình của sinh viên Mỹ đã tăng từ 2,52trong những năm 1950 lên đến 3,11năm 2006 (thang điểm 4). Có tới 43% sinh viên đại học đạt điểm A (xuất sắc) những năm gần đây, tăng đến 28% so với những năm 1960. Giáo sư Mark Bauerlein, Đại học Emory, đã viết trên tờ The New York Timesrằng giờ đây điểm A đã trở thành điểm số phổ biến nhất chứ không phải là điểm B hay C nữa. Ở Anh, câu chuyện cũng không khác lắm. Tờ The Telegraphtrích lời GS. Alan Smithers, Đại học Buckingham cho rằng điểm số của sinh viên đã lạm phát đến mức có khi phải gắn sao để chỉ ra sinh viên có năng lực. Liệu điểm số của học sinh tăng lên là do chúng học chăm chỉ hơn và thông minh hơn hay không? GS. Martin Hall, Đại học Salford ở Anh, cho rằng chúng ta không thể biết đầy đủ về mối quan hệ giữa khả năng sẵn có của sinh viên cộng với giá trị gia tăng thông qua cơ hội học hành và hệ thống đo lường các yếu tố này. Sẽ không có thời hoàng kim nào của điểm số cả, ngay cả khi chúng ta có hoài niệm đến chừng nào đi nữa về thời mà chỉ có vài học sinh thực sự giỏi đứng đầu lớp. Cũng có ý kiến cho rằng áp lực tìm kiếm việc làm đã khiến học sinh lao đầu vào học để kiếm điểm số cao hơn. Điều này có vẻ cũng có lý. Khi sinh viên ở Mỹ được khảo sát với hai lựa chọn mục tiêu học tập là “để phát triển một triết lý sống có ý nghĩa” hay “để có ổn định tài chính” thì vào những năm 1960, có tới 86% chọn mục tiêu thứ nhất. Nhưng kể từ đó đến nay, mục tiêu đầu đã đi xuống 45% trong khi mục tiêu thứ hai lao vọt lên 82%. Nhưng cũng có những lý giải khác không kém phần hợp lý. Mức học phí tăng lên theo từng năm, có trường còn tăng theo học kỳ, cùng sự cạnh tranh tuyển sinh gay gắt giữa các trường dẫn đến xu hướng coi sinh viên như khách hàng mua dịch vụ hơn là những người tham gia vào khế ước xã hội để giáo dục cả về đạo đức lẫn chuyên môn. Nhiều trường quá chú trọng vào thang điểm đánh giá của sinh viên với giáo viên để quảng bá chất lượng giảng dạy. Dưới áp lực phải đạt điểm đánh giá cao của sinh viên, giáo viên có thể sẽ chùn tay khi chấm bài. Một số trường đại học còn không áp dụng chính sách điểm danh sinh viên, vậy nên có sinh viên cả kỳ tạt qua lớp vài lần cho có rồi nộp bài đúng hạn, đầy đủ thì vẫn vượt qua khóa học “dễ như húp cháo”. Sinh viên muốn gì thì cứ e-mail cho giáo viên chứ chẳng cần đến lớp. Giáo viên có biết thì cũng chậc lưỡi bỏ qua, lớp học dù sao cũng đã đông rồi. Vả lại, làm căng cũng chẳng có lợi vì chính sách đánh giá của trường, rồi cũng còn phải nghĩ đến công việc, sinh kế của mình nữa chứ. Tất cả những yếu tố này dường như đã làm cho điểm số học tập trở nên dễ dãi hơn nhiều. Nhưng điều này mang đến những bất lợi đáng suy ngẫm. Lạm phát điểm số kỳ thi làm mất đi ý nghĩa của cả quá trình nỗ lực học tập. Những học sinh có thực lực dù sau này ra đời thực tế có thể hiện được hay không thì là câu chuyện khác, nhưng ngay bây giờ thì chỉ với một lỗi nhỏ nhoi như quên dấu chấm, dấu phẩy cũng bắt chúng phải trả giá rồi. Bên cạnh đó, khi giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, nhất là ngoài lớp học, mai một dần thì sẽ là mất mát cho sự hình thành tri thức. Chính trong những cuộc hội thoại vượt khỏi nội dung giáo trình diễn ra sau tiếng chuông kết thúc lớp học, hay dưới tán lá cây khuôn viên trường đã chuyển biến những nếp nhăn kiến thức mới mẻ vào chu trình trưởng thành của sinh viên. GS. Mark Bauerlein kết luận: “Bạn không thể trở thành người có uy tín về tri thức nếu bạn không thách thức sinh viên trong lớp học và khuyến khích họ vượt lên nữa... Nếu chúng ta chỉ có uy tín duy nhất nhờ vào chấm điểm thì chúng ta đã không còn là những bộ óc đáng nể, những hình mẫu đạo đức hay nguồn cảm hứng nữa”. Khi điểm 9, 10 ở tiểu học hay điểm A ở đại học cũng chỉ có ý nghĩa là trung bình thì những điểm trung bình sẽ là gì?
|