Nữ du học sinh trầm cảm khi ở Mỹ
Trong những chia sẻ về câu chuyện nghề của mình,ệnhtrầmcảmcáichếtcủađạigiaHảiPhòngsauvụvỡnợtrămtỷbóng đá lưu trực tiếp Tiến sĩ Tô Thanh Phương (BV Tâm thần Trung ương 1 - Thường Tín, Hà Nội) bộc bạch: ‘Bệnh trầm cảm không gây chết người ngay như các bệnh ung thư, nan y khác nhưng có thể hủy hoại thầm lặng một con người. Do vậy, điều tôi trăn trở suốt nhiều năm là tìm ra phác đồ điều trị tốt, giúp bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh này, trở lại cuộc sống bình thường’.
Tiến sĩ/ bác sĩ Tô Thanh Phương |
Một bệnh nhân TS Phương từng điều trị thành công là du học sinh Mỹ, gốc Hà Nội. Theo lời vị bác sĩ, cô gái này là học sinh giỏi từ thời phổ thông, thi được học bổng của trường đại học nổi tiếng.
Gia đình cô gái thuộc diện khá giả, bố mẹ là chủ buôn thực phẩm, đồ khô lớn. Việc con đỗ đại học bên nước ngoài, ông bà rất tự hào. Bao nhiêu năm nay, cô là người đầu tiên trong dòng họ có thành tích học cao như vậy.
Thời gian đầu sang Mỹ, cô gái chú tâm học nhưng từ lúc có tình yêu với chàng trai ngoại quốc, cô bắt đầu thay đổi.
Nữ du học sinh dành cho bạn trai tình yêu tuyệt đối, dày công vun đắp. Tuy nhiên, quan điểm của chàng trai đó hoàn toàn khác, anh không hề có ý định nghiêm túc, lâu dài.
Đến khi anh có người mới, đòi chia tay, cô gái bị khủng hoảng tâm lý. Cú sốc làm cô tiều tụy, bỏ bê học hành.
Bạn bè phát hiện cô có biểu hiện lạ, hay nói năng lảm nhảm, có lần còn lấy dao dọc giấy, cắt mạch máu tự tử liền đưa vào bệnh viện thăm khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cô bị trầm cảm, đang có diễn biến xấu.
Phụ huynh cô gái ở Việt Nam nhận được tin báo, tức tốc mua vé bay, sang đưa con về. Ở nhà vài tháng, cô sinh hoạt bình thường, vết thương bình phục, cô quay lại Mỹ tiếp tục việc học.
Tuy nhiên, 6 tháng sau, cô khiến bạn bè tá hỏa khi tự tử bằng thuốc cảm. Thời điểm cấp cứu, bác sĩ phỏng đoán cô đã uống số lượng lớn thuốc.
Lúc này, bố cô sang Mỹ 1 lần nữa, cho con nhập viện điều trị suốt 3 tháng, viện phí lên tới cả trăm nghìn đô la nhưng tình hình không khả quan. Trong đầu cô luôn nghĩ đến cái chết.
Bất lực, người bố đành đưa con về Việt Nam. Qua vài người bạn, ông tìm đến bác sĩ Phương nhờ giúp đỡ.
Bằng phương pháp kích từ xuyên sọ, sử dụng thuốc đúng phác đồ điều trị và sự động viên, khích lệ của gia đình, sau 20 ngày cô gái bắt đầu hoạt bát trở lại. Hiện, cô gái đã trở lại Mỹ hoàn thành việc học của mình.
‘Tôi nhận thấy, ở Việt Nam, nhiều người chưa thực sự quan tâm và có cái nhìn đúng đắn về bệnh trầm cảm, nói đúng hơn là có phần coi thường căn bệnh này. Khi thấy có biểu hiện, họ cho rằng chỉ vài ngày là đỡ, không đến bác sĩ chuyên môn thăm khám nhưng họ đâu biết, bệnh có thể gây nên những hậu quả khó lường', ông Phương nói.
Vị BS cũng cho biết, muốn trị dứt điểm, bệnh nhân phải tuân thủ phác đồ, sử dụng thuốc đều đặn, thăm khám theo định kỳ.
'Nhiều gia đình thấy người thân ổn định là dừng thuốc vì một lý do nào đó. Một số người lại cho rằng bệnh nhân vào viện tâm thần bị cho uống loại thuốc gây lú, gây mất trí nhớ… nên họ sẵn sàng cho bệnh nhân bỏ thuốc. Đó là suy nghĩ sai lệch, khiến bệnh tái phát càng lúc càng trầm trọng’, TS Phương cho hay.
Cái chết của đại gia Hải Phòng sau vụ vỡ nợ trăm tỷ
Thạc sĩ/ bác sĩ Nguyễn Thị Vân (Trưởng khoa Bán cấp tính nữ, BV Tâm thần Trung ương 1) khẳng định, bệnh trầm cảm cũng như các bệnh tâm thần khác có thể chữa khỏi nếu phát hiện, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bên cạnh bác sĩ, người thân, gia đình là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân bình phục.
Trường hợp chị Hoài, giám đốc công ty kinh doanh thủy sản và tàu biển lớn ở Hải Phòng, năm nay 40 tuổi là bệnh nhân được bác sĩ Vân theo dõi nhiều tháng nay.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân - Trưởng khoa Bán cấp tính nữ |
Quá trình tìm hiểu căn nguyên gây bệnh của bệnh nhân, bác sĩ Vân được biết, chị Hoài đang rơi vào tình cảnh nợ nần, công ty gần như phá sản. Toàn bộ tài sản đều thế chấp vào ngân hàng, có nguy cơ bị bán để xử lý nợ xấu.
Nữ đại gia lo nghĩ, mất ăn, mất ngủ nhiều đêm dẫn đến suy nhược cơ thể. Tinh thần bất ổn, dù buồn ngủ nhưng nhắm mắt vào là trằn trọc, bất an.
Trong lúc bị chủ nợ bủa vây, ‘tiền bạc đội nón ra đi’, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, thường xuyên cãi vã, chính vì vậy, chị Hoài càng bế tắc.
Một lần đi ngoài đường, chị định lao vào dòng xe đang chạy để quyên sinh, may mắn có người kéo lại nên chị được an toàn. Không còn cách nào khác, bố mẹ chị phải đưa con gái đến bệnh viện.
Suốt thời gian điều trị, phần lớn chỉ có bố mẹ chị Hoài bên cạnh. Tâm trạng nữ bệnh nhân có vẻ u uất.
Qua trò chuyện với bố mẹ chị Hoài, bác sĩ Vân nhận thấy, hai vợ chồng chị không hẳn là hết tình cảm. Chẳng qua lúc bí bách, căng thẳng trả nợ, họ mới trục trặc, lời qua tiếng lại.
Bác sĩ Vân khuyên gia đình nên gọi chồng chị lên chăm sóc vợ. Giai đoạn nhạy cảm, có chồng vẫn hơn.
Nghe lời bác sĩ, bố mẹ chị Hoài gọi cho con rể. Hôm sau, anh khăn gói lên bệnh viện với vợ. Anh hứa sẽ gánh vác mọi chuyện cùng vợ, chỉ cần chị chịu khó dưỡng bệnh.
Vừa điều trị tích cực, gia đình vỗ về, chỉ sau vài tháng, tinh thần chị Hoài đã bình phục, xuất viện.
Bên cạnh những bệnh nhân may mắn như chị Hoài, bác sĩ Vân tiết lộ, nhiều trường hợp trầm cảm lâu ngày đã lựa chọn cái chết để giải thoát. Để lại nỗi đau cùng cực cho gia đình.
Đó là bệnh nhân Vinh, cũng người Hải Phòng. Ông là người làm ăn lớn nhưng ít khi lộ diện trong giới nhà giàu ở đất Cảng.
Vài năm trước, công việc làm ăn đổ bể vì đầu tư tràn lan, vay nợ lãi khắp nơi. Ông xoay sở, lấy chỗ này trả chỗ kia, đến lúc vỡ nợ khoảng 300 tỷ đồng.
‘Đêm nào ông Vinh cũng phải dùng đến thuốc ngủ. Lâu ngày, ông ăn uống kém chỉ hút thuốc lá. Vợ con đưa vào viện tâm thần khám, bác sĩ khuyên nhập viện nhưng gia đình xin lấy thuốc về tự điều trị. Có lẽ do sự chăm sóc chưa sát sao, bệnh tình ông trở nặng. Trong phút buồn chán, ông đã tự tử…’, bác sĩ Vân nhớ lại.
* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Sau sinh 3 tháng, Lệ bất ngờ không ăn uống, vệ sinh không tự chủ, từ chối giao tiếp với mọi người khiến gia đình tá hỏa.
(责任编辑:Thể thao)