Trước khi trở thành hiện tượng mạng xã hội,ákhứcơcựcvàbướcngoặtthayđổicuộcđờibàTâkqbd qatar bà Tân Vlog (tên thật: Nguyễn Thị Tân) ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một phụ nữ làm nghề nông. Ngoài việc làm ruộng, nuôi lợn, lúc nông nhàn bà đi làm phụ hồ.
Khi được hỏi, trước đây bà đã từng đi đâu khỏi làng chưa, bà Tân nói, bà từng xuống Hà Nội. Nhưng điểm đến thường xuyên của bà lại là bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện K để chăm chồng bị bệnh. Đó có thể xem là quãng thời gian khó khăn nhất của bà Tân khi người chồng mang bệnh ung thư vòm họng, mẹ chồng đau yếu và con trai đầu đang học đại học.
Chồng nằm viện khoảng nửa năm, để có tiền chữa chạy, bà Tân cắm sổ đỏ vay mượn tiền. Nhưng chồng bà vẫn không qua khỏi.
Ngoài làm Vlog, bà Tân vẫn tiếp tục làm ruộng và chăn nuôi
Sau khi chồng mất, người phụ nữ này vẫn tiếp tục đi làm thuê, kiếm tiền nuôi con ăn học và trả nợ. Kinh tế gia đình khá hơn khi anh Nguyễn Văn Hưng - con trai cả, tốt nghiệp đại học và đi làm cho một công ty điện tử lớn.
Tuy nhiên, sau 4 năm với mức lương ổn định, anh quyết định nghỉ việc để sống với đam mê của mình là phát triển kênh Vlog cá nhân.
‘Tôi mắng con rất nhiều vì nuôi con ăn học rất tốn kém, đang đi làm thu nhập tốt lại quyết tâm bỏ tất cả để về nhà’, bà Tân nói.
‘Công việc sáng đi tối về, thời gian bó buộc khiến tôi chán nản. Trong lúc đó, kênh Vlog của bản thân đang phát triển tốt nên tôi dành hết thời gian cho nó’, anh Hưng chia sẻ.
Phía sau kênh Vlog của bà Tân
Sau khi xuất hiện trong một số clip của con trai, bà Tân đề nghị con lập cho mình một kênh riêng.
‘Ban đầu, tôi thấy mẹ đi làm phụ hồ vất vả, tôi nghĩ đến việc lập cho mẹ một kênh riêng. Với khoảng vài trăm nghìn lượt theo dõi, mẹ cũng có thể kiếm được một khoản thu nhập dù không nhiều, nhưng cũng đỡ vất vả hơn đi phụ hồ. Hơn nữa, tôi thấy mẹ diễn trong một số clip của tôi cũng rất duyên’, anh Hưng nói tiếp.
Bà Tân chế biến món ăn, thực hiện Vlog
Tuy nhiên, điều mà anh không ngờ là kênh Vlog của bà Tân lại phát triển nhanh chóng, thậm chí nhanh và mạnh hơn kênh của anh rất nhiều. Điều đó cũng đem đến những thay đổi trong cuộc đời người phụ nữ này.
‘Các câu nói ‘bản quyền’ của bà Tân như: ‘Các cháu ơi’, ‘Năm nay bà hơn 60 nồi bánh chưng’; ‘món ăn siêu to khổng lồ’… là do cách nói của mẹ tôi như vậy. Bà chuyển nó vào luôn trong Vlog. Bà gọi ‘các cháu ơi’ là bởi vì lúc đầu Vlog của mẹ định hướng dành cho các cháu nhỏ’, anh Hưng chia sẻ.
Tiêu chí món ăn của mẹ con anh là các món dễ làm, gần gũi và chi phí không quá tốn kém. Mỗi clip của bà Tân trung bình nhận được vài triệu lượt xem. Món ăn được xem nhiều nhất là trà sữa. ‘Có thể đây là món ăn được các bạn trẻ yêu thích. Clip này có hơn 8 triệu người xem’, anh Nguyễn Văn Hậu, con trai thứ hai của bà Tân cho biết.
Cũng theo 2 người con trai, không phải món ăn nào của bà Tân cũng thực hiện suôn sẻ. ‘Có món ăn làm không thành công như bánh sữa. Đang làm bánh bị hỏng, chúng tôi phải đi mua nguyên liệu để quay lại từ đầu. Có món đến khâu cuối cùng lại bị cháy như món bánh khoai’.
Theo anh Hưng, việc thực hiện Vlog có những quy định riêng. ‘Những vị khách thưởng thức món ăn ở cuối mỗi clip là hàng xóm, bạn bè, người hâm mộ… Tuy nhiên, hình ảnh trẻ con không được vào clip vì sẽ bị báo lỗi vi phạm quy định không cho trẻ em tham gia hoạt động sản xuất. Chúng tôi không được quay cảnh giết, mổ… mà phải quay món ăn là lúc nó đã thành phẩm’.
Các món ăn sau khi kết thúc Vlog nếu còn thừa sẽ được bà Tân mang cho họ hàng, làng xóm. ‘Họ đều khen ngon và bảo tôi: ‘Lần sau có lại cho nữa nhé’, bà Tân kể lại.
Được nhiều người quan tâm, cuộc sống của bà Tân có nhiều xáo trộn. ‘Tôi đi chợ, nhiều bạn trẻ nhận ra, gọi to: ‘Ôi bà Tân Vlog kìa’ khiến tôi ngại’, bà cười khi nhớ lại.
Tuy nhiên, từ sau khi nổi tiếng, có nhiều người đến chơi, chúc mừng khiến nhà bà đông vui hơn. ‘Các cháu đến có cháu tặng hoa, có cháu tặng chiếc áo nhưng rộng quá tôi không mặc được. Đi sửa thì sợ hỏng áo nên tôi giữ lại làm kỷ niệm’.
Bà Tân khoe, bà có sức khỏe khá tốt. Mặc dù chỉ cao 1,1 m và nặng 32 kg nhưng mỗi bữa bà có thể ăn 4-5 bát cơm. ‘Có lần các cháu đến ăn cơm cùng, tôi đùa: ‘Bà mà ăn 2 bát là phải đi tiếp nước’.
Tự nhận mình xấu và ít khi trang điểm, bà Tân cũng rất ít mua sắm quần áo. ‘Quần áo của tôi phải đi đo để cắt may vì người nhỏ, tôi không thể mặc vừa bộ may sẵn nào’, bà Tân cười nói.
Ngoài kênh Bà Tân Vlog, 2 con trai và con dâu của người phụ nữ này cũng có kênh Vlog riêng với khá nhiều người theo dõi.
‘Sắp tới, chúng tôi sẽ thay đổi một chút nội dung kênh của mẹ để đỡ nhàm chán cho người xem. Hiện tại, 'Bà Tân Vlog' đang hướng đến những món ăn khổng lồ. Chúng tôi dự định sắp tới sẽ làm các món ăn tí hon.
Xa hơn nữa, chúng tôi sẽ khai thác nội dung các món ăn thôn quê bình dị. Để theo được định hướng này, chúng tôi bắt buộc phải có cách quay tinh xảo hơn, bối cảnh đẹp hơn để phục vụ người xem’, anh Hưng nói.
‘Mong mỏi lớn nhất của tôi bây giờ là có sức khỏe để tiếp tục làm Vlog và được nhiều người theo dõi’, bà Tân cũng bộc bạch.
Chia sẻ về việc làm Vlog cho mẹ, anh Hưng cho biết, trước khi làm anh cũng không ngờ sẽ được nhiều người yêu quý đến như vậy. ‘Tôi chỉ thấy mẹ vui thì làm, chứ không nghĩ nhiều đến thu nhập. Trước đây, nhà chỉ có mấy mẹ con. Mẹ đi làm đồng, nuôi lợn, đi phụ hồ ngày này qua ngày khác.
Bây giờ, rất đông khách đến chơi nhà, được nhiều người quan tâm, mẹ lại càng vui hơn. Mẹ vất vả đã nhiều, nên niềm vui của mẹ là quan trọng nhất với chúng tôi’.
Sự thật về thu nhập ‘khủng’ của bà Tân Vlog
Lọt vào top 3 kênh YouTube đạt nút vàng nhanh nhất thế giới, kênh Bà Tân Vlog khiến nhiều người đồn đoán về mức thu nhập 'khủng'.