Ngày nay,ệnpháptrịliệugiúpcảithiệnsứckhỏetâmthầkẻo nhà cái con người đang phải đối diện với 3 vấn đề ô nhiễm thường gặp trong cuộc sống: ô nhiễm âm thanh, ô nhiễm không khí và ô nhiễm ánh sáng. Theo một báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 2011, ô nhiễm tiếng ồn đã bị coi là “bệnh dịch hạch thời hiện đại”.
Nhiều bằng chứng cho thấy khi con người tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn quá nhiều sẽ gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe như căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tâm lý…
Đặc biệt, hậu Covid-19, tâm lý xã hội có nhiều biến đổi, con người ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe và đời sống tinh thần hơn.
Một nghiên cứu sức khỏe được đăng trên tạp chí Heart đã chỉ ra rằng với hai phút yên tĩnh có thể giúp bạn thoải mái hơn so với việc nghe nhạc để thư giãn. Ngoài ra, sự tĩnh lặng còn giúp bạn gia tăng khả năng ghi nhớ tốt hơn. Do đó, nhiều người đang lựa chọn hình thái du lịch trị liệu để cải thiện sức khỏe tinh thần.
Tại hội thảo Du lịch trị liệu - Xu hướng trên Thế giới và Việt Nam được tổ chức tại TP.HCM vừa qua, các chuyên gia cho rằng nước ta sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có với các bãi biển lớn hoang sơ, những cánh rừng còn bỏ ngỏ với thảm thực vật phong phú chưa được khai thác, nguồn khoáng nóng dồi dào, cùng với nền y học cổ truyền nổi tiếng. Đây là điều kiện để xây dựng các sản phẩm du lịch trị liệu để giúp con người trở về với thiên nhiên, rời xa ba tác nhân ô nhiễm: không khí, ánh sáng và tiếng ồn.
Vì vậy, những sản phẩm du lịch trị liệu thường giúp “ngắt kết nối” với công nghệ; tạo các trải nghiệm nội khu và xung quanh hướng tới chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần như tắm lá Dao đỏ, massage trị liệu, tắm khoáng nóng…
Bản chất của du lịch trị liệu là sự chữa lành tự nhiên. Vì thế, dù có nhiều hình thái, nhưng cốt lõi của các sản phẩm du lịch trị liệu là tạo ra sự yên tĩnh trong tâm trí và tạo ra không gian để con người tạo ra sự cân bằng cả về thể chất, tinh thần.
Thủy Tiên
Dấu hiệu cảnh báo rối loạn tâm thầnKhoảng 90% bệnh nhân trầm cảm có biểu hiện mất ngủ. Tác động ngược lại, mất ngủ khiến tình trạng trầm cảm của người bệnh càng nặng nề hơn.