Tôi có một câu cửa miệng thường hay nói với những đứa bạn thân học cùng đại học ở Mỹ rằng “Đừng lo,âmsựcủaduhọcsinhViệtNamkhiMỹđốimặtvớiđạidịgiải la liga tây ban nha hãy vui đi” (Don’t worry be happy). Đến nỗi, tôi trở nên nổi tiếng trong cuộc nói chuyện ở trường vì câu nói đấy.
Có lẽ vì tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, tôi lì hơn với khó khăn và coi nó là một màu sắc của cuộc sống. Tôi biết câu nói này thật đại chúng nhưng ở thời đại nay, là một sinh viên, chúng ta thật khó để không lo lắng.
Có một lần, đang ngồi học ở thư viện, đứa bạn kéo tôi sang phòng vệ sinh và khóc ròng rằng bạn ấy vừa bị đối xử rất tồi tệ bởi giáo sư và một người ở phòng nghiên cứu. Vài câu nói “sốc” của họ khiến bạn ấy không còn tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.
Cũng có một lần, một cậu bạn của tôi gần như là bỏ cuộc với dự án nghiên cứu của mình chỉ vì một vài câu nói mang đầy tính chính trị và giai cấp của cô giáo sư. Một hình ảnh chẳng giống giáo dục chút nào.
Chỉ mới hôm qua thôi, tôi nghe tin từ cậu bạn cùng bàn nói rằng một sinh viên học giỏi nhất trong khối tôi thực ra mới bị trượt một lớp hoá học kì năm ngoái bởi vì bài tập về nhà quá nhiều cộng với sự mơ hồ của giáo sư. Vì quá stress, bạn ấy chẳng thể tập trung làm gì cả.
Đến ngày hôm nay, khi tổ chức WHO công bố Covid-19 là một đại dịch toàn cầu và con số người ảnh hưởng sẽ ngày càng tăng vì sự mơ hồ của tác động của con virus này, hệ thống giáo dục Mỹ lần lượt cho phép các trường đại học đóng cửa. Những trường đại học với nguồn quĩ lớn như Harvard và Yale công bố sẽ chuyển sang học online đến cuối học kì. Kể cả những trường nhỏ hơn cũng vậy. Riêng có trường tôi - University of Connecticut, một trong những trường công lập top 25 của Mỹ và có đội bóng rổ hàng đầu thế giới - chỉ có một email rằng trường có thể đóng cửa, nghiên cứu khoa học vẫn sẽ diễn ra và sinh viên có thể phải rời kí túc xá.
ĐH Connecticut, Hoa Kỳ |
Suốt hai ngày hôm nay, những người lạ mặt tôi gặp trên đường đến trường, những người mà trước giờ tôi không hề để ý cuộc nói chuyện của họ, đều có một tiếng nói chung: Họ đều lo lắng về một con virus mà mắt con người chúng ta không hề thấy.
Trong tiếng xì xào đó, thay vì trấn an tinh thần của nhau như cách mà tôi thấy rất nhiều người ở Việt Nam đang làm ở thời điểm này, những sinh viên ở Mỹ đều phàn nàn về rất nhiều vấn đề từ A-Z. Rằng trường tôi nên đóng cửa ngay lập tức, họ không hề muốn đi học. Họ hi vọng rằng bài kiểm tra ABCD sẽ được dời lại.
Có những bạn lại suy nghĩ ngõ cụt rằng “Bọn họ nghĩ học online thì có thể xong sao. Không phải ai cũng có cùng một kiểu học như nhau. Tốt nhất là nghỉ hết học kì này đi cho xong”.
Có những sinh viên lại nói rằng “Nếu UConn cho nghỉ, nhà trường phải hoàn tiền lại cho họ”, rồi nào là “Những sinh viên nghèo và học sinh quốc tế không có tiền để về nhà lúc này thì sao”…
Mặc cho dịch bệnh vẫn chưa có hồi kết, các bạn sinh viên năm cuối của tôi lại bối rối về việc tốt nghiệp và công việc.
Mạng xã hội của tôi là cuộc bùng nổ của sự nổi giận, phóng đại cho một sự việc chưa có một tiếng nói nhất định. Hơn hết, ở nơi tôi đang học, chúng tôi chưa vượt qua cũng như giải quyết được việc trường tôi đã có hai vụ tự tử vì trầm cảm từ giữa năm 2019 và một sự việc phân biệt chủng tộc nổi tiếng đến nỗi lên báo quốc gia. Tôi khó mà tập trung làm được việc gì vì dường như không khí xung quanh của chúng tôi chùng xuống.
Đây là lúc chúng ta không thể ví von “Nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò” nữa. Mà đó là một hệ quả của xã hội khi chúng ta luôn nhìn vào những con số lạnh lùng của sự hoàn hảo trong giáo dục.
Những đứa bạn học của tôi dần mất đi sự tích cực ở môi trường trường lớp. Giáo dục thành một chỗ xúc tác cho chướng ngại. Đến khi sức khoẻ của con người bị đánh đổi, họ không hề thông cảm cho những người điều hành giáo dục. Thậm chí, khi nghe rằng nghiên cứu khoa học sẽ vẫn được diễn ra, rất nhiều sinh viên trường tôi phàn nàn. Bởi vì đằng sau đó, rất nhiều dự án nghiên cứu được tiến hành không công bởi sinh viên.
Tôi cũng là một trong những sinh viên đó. Sự bắt nạt từ những sinh viên khóa trên với sinh viên khóa dưới ở khuôn viên phòng thí nghiệm, sự chi li tính toán giữa người làm giáo viên với nhau, cuộc đua không ngủ để học giữa các sinh viên là một chuyện muôn thuở không chỉ diễn ra ở trường tôi mà ở khắp mọi nơi ở nước Mỹ cũng như toàn thế giới.
Ở thời điểm này, tôi ước hệ thống giáo dục có thể đẩy con người đối xử với nhau tốt hơn. Là một người yêu khoa học và lịch sử, theo tôi được biết, khi Edward Jenner sáng chế ra vắc xin, ông đã quan sát những cô gái chăn bò và nhận ra rằng hệ kháng sinh của họ đã ghi nhớ tế bào của virus và có cách để phảng khán lại virus đó nếu chúng định xâm nhập cơ thể người thêm một lần nữa. Giáo dục nên là như thế, ở mọi đỉnh cao cũng như cùng cực, nâng đỡ xã hội đi lên bằng sự tận tâm và quan sát của mình.
Khi nghe những tiếng xì xào giận dỗi vì hiệu trưởng trường đại học của tôi chưa thông báo cho học sinh nghỉ, tôi nghĩ ngay đến những người đang thèm khát vị trí của tôi, đó là tôi được đi học.
Khi một diễn đàn trên reddit.com của trường tôi xuất hiện rất nhiều tin giả về một sinh viên bị nhiễm virus corona, lúc đấy tôi chả biết mình muốn gì. Tôi không hề đồng lòng với những suy nghĩ tiêu cực của bạn bè xung quanh trong thời điểm này. Trong lúc quẫn túng giữa sức khoẻ, thành tích, dịch chuyển, tôi mong họ có thể kiên nhẫn chờ đợi và vẫn tiếp tục cuộc sống thường ngày của sinh viên. Đồng thời, tôi cũng ước trường tôi có thể lên kế hoạch giúp chúng tôi tiếp tục được học và được nghiên cứu dù là từ xa. Dẫu sao, tiền học phí của tôi gấp 3 lần sinh viên bản xứ, tôi cũng phải học cho ra đầu ra đũa.
Tôi nghĩ đại dịch này là dịp giáo dục có thể thay đổi những gì cũ kỹ mà nó đang mang trên mình. Giáo dục phải là một nơi mà khi đại hạn xảy ra, con người vẫn có điểm tựa tinh thần để đi lên.
Sắp tới, ở giai đoạn đại dịch này, khi mà giáo dục trở nên điện tử hoá, ít tương tác giữa người với người hơn, chúng ta sẽ cần phải thay đổi cách trao đổi qua điện tử sao cho đàng hoàng, ít hiểu lầm và dễ “nhìn” hơn. Vì con người vốn là động vật thích giao tiếp, chúng ta suy nghĩ đến những điều người khác nói ở mọi giây phút.
Đây cũng là một dịp mà hệ thống giáo dục phải dạy cho sinh viên, học sinh cách ứng xử với thông tin đại chúng. Bớt “hiệu ứng đám đông”, bớt tin vào “giật gân” và tham khảo những tin tức uy tín đúng lúc, đúng chỗ nhiều hơn.
Đây cũng là một dịp mà hệ thống giáo dục có thể thay đổi thói quen tiêu dùng của những người còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng ta phải đối xử với mẹ thiên nhiên như cách chúng ta nâng niu mạng sống của mình.
Điều cuối cùng giáo dục có thể làm đó là tiếp tục cung cấp kiến thức và thúc đẩy sự sáng tạo. Có kiến thức, có sự nhất định chúng ta mới tìm cách bớt “lo lắng” và “vui hơn”.
Hồ Vũ Yến Linh (Sinh viên ĐH Connecticut, Hoa Kỳ)
Sẽ giảm tải khi dạy học qua internet và trên truyền hình
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) khẳng định sẽ giảm tải khi dạy học qua internet và truyền hình trong thời gian nghỉ dịch covid-19.