Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay, 6 dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia sắp được công bố gồm có: Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế; Cấp đổi giấy phép lái xe cấp độ 4; Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Cảnh sát giao thông (phạm vi toàn quốc; Nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Thanh tra giao thông. Cổng dịch vụ công quốc gia là một trong những hệ thống được triển khai để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Được khai trương từ ngày 9/12/2019, Cổng dịch vụ công quốc gia là đầu mối kết nối với các Cổng dịch vụ công và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, góp phần công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng của người dân, doanh nghiệp, phù hợp với từng đối tượng. Hiện nay, Cổng dịch vụ công quốc gia đã kết nối tích hợp với Cổng dịch vụ công của 17 bộ, cơ quan. Từ 8 nhóm dịch vụ công được cung cấp ở thời điểm khai trương, đến nay Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 596 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Theo thống kê, kể từ ngày 9/12/2019 đến ngày 19/6/2020, đã có trên 171 nghìn tài khoản, trên 44 triệu lượt truy cập, trên 9,9 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái và trên 131 nghìn hồ sơ được thực hiện qua Cổng Dịch vụ công quốc gia. Cổng cũng đã tiếp nhận hỗ trợ trên 14 nghìn cuộc gọi; tiếp nhận trên 6,5 nghìn phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Để phục vụ việc cung cấp dịch vụ công nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đến nay Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành việc kết nối với nền tảng thanh toán. Theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến ưu tiên tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục ngày 24/3, trong năm nay, có 65 dịch vụ được ưu tiên cung cấp trên Cổng, gồm 8 dịch vụ công liên quan đến một số chỉ số môi trường kinh doanh; và 57 dịch vụ công thuộc nhóm dịch vụ công thiết yếu, số lượng đối tượng thực hiện cao. Để tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong việc sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia, trong các ngày 19/5 và 12/6/2020, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức 2 hội nghị trực tuyến “Giới thiệu Cổng Dịch vụ công quốc gia và các lợi ích dành cho doanh nghiệp”. Liên quan đến việc cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, theo đánh giá của Bộ TT&TT, trong thời gian qua, nhiều bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai các giải pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến và các ứng dụng giúp giảm tải cho Trung tâm hành chính công ngay trong thời gian dịch Covid-19. Cụ thể, tính đến hết quý II/2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã đạt 14,11%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 7%). Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn khoảng cách lớn so với mục tiêu đặt ra là đạt 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong năm 2020. Vân Anh Bình Dương hiện đã cung cấp 754 dịch vụ công trực tuyến mức 4 cho người dân, doanh nghiệp, đạt 38,45%. Đây là địa phương thứ tám trong cả nước hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4.Tính đến nay,ôngbốdịchvụcôngmớitrênCổngdịchvụcôngquốsố liệu thống kê về f.c. porto gặp famalicão Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 596 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 (Ảnh minh họa). Thêm tỉnh Bình Dương cán mốc 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4