Tại buổi thảo luận với báo chí về những nội dung trong dự thảo Thông tư quy định cách xác định sản phẩm,ảnphẩmSamsungApplesảnxuấtởViệtNamcóđượcghiMadeinVietnamhaykhôtrận đấu hannover 96 hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam mà Bộ Công Thương mới đưa ra dự thảo lần 1 (gọi tắt là Thông tư), có ý kiến cho rằng các quy định trong dự thảo này đưa ra các tiêu chí để được phép ghi xuất xứ hàng Việt Nam có phần chặt chẽ hơn quy định trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Hiện Việt Nam đã tham gia ký kết 13 Hiệp định FTA, trong đó có nhiều quy định rất thoáng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ghi nhãn xuất xứ Made in Việt Nam. Ví dụ, trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN quy định hàng hóa trong ASEAN phải đạt hàm lượng giá trị gia tăng hàng hóa mới đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa. ASEAN cho phép cộng gộp giá trị của các nước trong ASEAN. Ví dụ, hàm lượng ASEAN là 40% thì 1 sản phẩm có 20% giá trị của Thái Lan, 10% của Philippines, 5% của Lào, 5% của Việt Nam nhưng nếu sản phẩm cuối được sản xuất ở Việt Nam thì vẫn được coi như đạt tiêu chí xuất xứ ASEAN và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D. Và doanh nghiệp có thể ghi xuất xứ Made in Vietnam trên sản phẩm xuất khẩu. Hay như với Hiệp định ASEAN Trung Quốc chẳng hạn, thì dù 100% nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu sản phẩm được hoàn thiện ở Việt Nam, nhưng đã vượt qua các tiêu chí chuyển đổi mã số HS thì vẫn có thể ghi xuất xứ Made in Vietnam. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, các FTA cho phép cộng gộp giá trị để xác định xuất xứ, nhưng Thông tư của Bộ Công Thương lại quy định chặt hơn, ví dụ tỷ lệ giá trị của Việt Nam phải từ 30% là chỉ tính riêng giá trị của Việt Nam. Dẫn đến một sản phẩm nào đó có thể đáp ứng tiêu chí theo FTA và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D để xuất khẩu đi nhưng chưa chắc đủ điều kiện để được coi là hàng hóa của Việt Nam. |