Trong các báo cáo về thị trường lao động trung và cao cấp tại Việt Nam đã được Navigos Group Việt Nam công bố thời gian vừa qua,ệtNamđangrấtkhanhiếmnhânsựchuyênmôncaotronglĩnhvựbong da ty le tv tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự này đánh giá thị trường nhân sự ngành CNTT năng động và sôi động. Số liệu của Navigos Group Việt Nam cũng chỉ ra rằng, liên tục từ khoảng năm 2012 cho đến nay, CNTT luôn nằm trong Top 5, Top 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng cao tại Việt Nam. Báo cáo thị trường tuyển dụng nửa đầu năm 2017 cũng cho thấy, CNTT đang là ngành dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đưa đến nguy cơ mất việc làm hàng loạt, nhất là ở những ngành sử dụng nhiều lao động và tại các nước đang phát triển. Để hiểu rõ hơn về xu hướng phát triển của thị trường nhân sự CNTT, những ảnh hưởng, tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Gaku Echizenya - CEO Navigos Group Việt Nam, người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề nhân sự, từng làm việc tại những công ty nhân sự hàng đầu thế giới của châu Âu và châu Mỹ đặt tại Nhật Bản, trước khi đến Việt Nam đảm trách vai trò CEO Navigos Group. Ông nhận định như thế nào về nhu cầu của thị trường nhân sự CNTT Việt Nam trong khoảng 5 năm tới và đặc biệt là với giai đoạn 2017 - 2018 trước mắt? Theo tôi nhận định, ngành CNTT trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng cao về nhu cầu tuyển dụng. Nguyên nhân do hầu hết các doanh nghiệp họ đã nhìn thấy được lợi ích của việc kinh doanh trên nền tảng công nghệ đem lại sự tiện ích và tiết kiệm ngân sách về nhân sự khá lớn, chính vì vậy nên họ đầu tư nhiều hơn vào công nghệ là điều tất yếu, đơn cử như các lĩnh vực sử dụng công nghệ vào phương tiên giao thông, bất động sản, ví thanh toán trực tuyến… Thậm chí tôi thấy như các mô hình kinh doanh dịch vụ giúp việc hay đi siêu thị bây giờ cũng có ứng dụng dành cho di động. Bên cạnh đó, các cuộc tấn công an ninh mạng những năm gần đây đang trở thành một mối đe dọa với tất cả doanh nghiệp, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến dữ liệu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… Các doanh nghiệp đã nhìn thấy rủi ro tiềm tàng này và có sự đầu tư nhiều hơn vào đội ngũ an toàn thông tin cho doanh nghiệp. Nguồn đầu tư FDI ngày càng mạnh mẽ hơn vào Việt Nam cũng là một yếu tố khiến nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực CNTT ngày một tăng cao hơn. Vì hầu hết các công ty đều cần đến đội ngũ CNTT để duy trì hệ thống, bảo vệ an ninh thông tin mạng, lập trình và duy trì website công ty, duy trì các hệ thống mua bán trực tuyến (nếu có)… Ngoài ra, làn sóng start-up chưa có dấu hiệu dừng lại khi chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài đã lên tiếng hỗ trợ cho cộng đồng khởi nghiệp ngày một nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa sẽ có rất nhiều dự án khởi nghiệp được rót vốn thành công để phát triển, chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng cho những doanh nghiệp công nghệ trẻ cũng sẽ ngày càng cao hơn. “Cách mạng công nghiệp 4.0” đang được nhắc đến nhiều tại Việt Nam. Ở góc độ của người làm về nhân sự, xin ông cho biết cuộc cách mạng này sẽ tác động như thế nào đến thị trường nhân sự CNTT tại Việt Nam? Theo tôi ghi nhận, có một số thông tin cho rằng trí tuệ nhân tạo trong tương lai thậm chí có thể thay thế những lập trình viên. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của một người làm nhân sự, tôi nghĩ con người rất linh hoạt trong việc tự phát triển để biết cách “vận dụng máy móc”. |