Những ngày gần đây,ĐặcsảnăntươinuốtsốngởHuếgâybãoMXHthựckháchgọitênmỹvịmùahètỷ lệ kèo trực tiếp trên nhiều diễn đàn mạng về du lịch và ẩm thực xuất hiện loạt hình ảnh, video về một loài hải sản khá giống con sứa nhưng có màu xanh vô cùng bắt mắt với lời giới thiệu là đặc sản xứ Huế, “mỹ vị mùa hè” của vùng cố đô,…
Không chỉ gây ấn tượng bởi màu sắc lạ mắt, món này còn có cách thưởng thức khá thú vị, ăn cùng mắm ruốc, trái vả hoặc dưa gang,… khiến bất kỳ thực khách nào cũng tò mò muốn nếm thử.
Được biết, đây chính là con nuốc (hay còn gọi con nuốt – theo cách đọc của người Huế) - một loại nhuyễn thể không chân phổ biến tại các vùng đầm phá nước lợ tại Huế, được tìm thấy có nhiều ở đầm Cầu Hai, phá Tam Giang,…
Con nuốc có họ hàng với sứa, thường được chia thành hai phần là nuốc tai (màu trắng trong, mềm mọng) và nuốc chân (giòn sần sật, có chấm đen và màu xanh ngọc).
Nuốc có thể chế biến thành nhiều món ngon, trong đó phần nuốc tai có độ mềm, mọng nước và thanh mát nên thường được ăn trực tiếp như món sứa đỏ ngâm nức tiếng Hà Nội, Hải Phòng. Còn phần nuốc chân có độ giòn sần sật thì được tận dụng làm nguyên liệu cho các món gỏi, bún giấm,…
Theo người dân địa phương, tuỳ vào con nước mà màu sắc của nuốc sẽ có độ đậm nhạt khác nhau, nhưng phổ biến nhất là màu xanh ngọc.
Nuốc chỉ xuất hiện vào mùa hè, trong thời gian ngắn và ngon nhất khi dùng ngay lúc còn tươi, vừa mới được bắt lên bờ. Người ta cũng chỉ sử dụng nuốc trong ngày vì để qua ngày hôm sau, chúng sẽ bị ngót (teo) lại, không còn ngon.
Con nuốc vốn lành, ăn mát, không tanh và không ngứa như sứa nên thường được người dân địa phương bắt về làm thức ăn, chế biến nhiều món ngon hấp dẫn.
Nuốc có thể chế biến thành nhiều món ngon, trong đó nuốc tai có độ mềm, mọng nước và thanh mát nên thường được ăn trực tiếp như món sứa đỏ ngâm nức tiếng Hà Nội, Hải Phòng. Còn nuốc chân có độ giòn sần sật thì được tận dụng làm nguyên liệu cho các món gỏi, bún giấm,…
Vào mùa hè, món nuốc “ăn tươi nuốt sống” chấm cùng mắm ruốc Huế rất được ưa chuộng vì thanh mát, có tác dụng “giải nhiệt”, “hạ hỏa”.
Ngoài các nguyên liệu kèm theo như rau thơm, chuối chát, khế chua, người dân Huế còn thưởng thức nuốc cùng trái vả tươi thái lát và dưa gang. Đây cũng là lý do khiến món nuốc nơi đây có hương vị đặc trưng, ai ăn một lần cũng nhớ mãi.
Món nuốc tươi ăn cùng mắm ruốc, rau thơm, quả vả và dưa gang cũng được thực khách ví như “sashimi xứ Huế”.
Món gỏi làm từ nuốc chân cũng rất được lòng người bản địa và du khách thập phương khi có dịp du lịch tới Huế. Phần chân dai giòn sần sật, được trộn gỏi cùng các loại mắm đặc trưng của vùng cố đô hoặc ăn kèm rau sống,… Tuy cách chế biến và thưởng thức đều đơn giản nhưng đủ làm thực khách mê mẩn, mát lòng mát dạ.
Ngoài hai món ngon trên, nếu đến Huế mùa nuốc, thực khách không nên bỏ lỡ món bún giấm nuốc trứ danh, được chế biến kỳ công, mang đậm hương vị miền đầm phá.
Nguyên liệu để chế biến món bún giấm nuốc khá phong phú, gồm các loại rau, củ quả với đủ vị cay, chua, chát như trái vả, khế chua, chuối chát, ớt và một số loại rau thơm như húng quế, tía tô, húng chanh,… Ngoài ra không thể thiếu nuốc, thịt ba chỉ heo, tôm đất và mắm ruốc.
Để làm bún nuốc ngon, người ta thường rửa sạch nuốc rồi ngâm với nước lá chè tươi hoặc lá ổi cho giòn. Còn nước lèo được chế biến tỉ mỉ từ thịt ba chỉ và tôm đất tươi, băm nhuyễn các nguyên liệu rồi tẩm ướp với chút mắm, tiêu, hành,… chờ ngấm đều gia vị thì đem xào chín.
Tiếp đến, người ta lấy vài thìa ruốc Huế, đánh tan cùng nước lọc, gạt bỏ bã và tạp chất rồi đổ vào hỗn hợp trên, nêm nếm thêm chút đường, muối, cà chua,… sao cho có độ chua, ngọt thanh tự nhiên và đun đến khi thu được phần nước đặc sánh, đậm màu đặc trưng.
Vì mùa nuốc khá ngắn, lại thường được sử dụng tươi nên không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức. Tại Huế, nuốc được bán khá rẻ nhưng khi vận chuyển bằng đường bay, tới các tỉnh thành xa như Hà Nội, TP.HCM,… thì giá thành cao hơn, dao động khoảng 150.000 – 200.000 đồng/kg (tùy loại, tùy thời điểm).
Nhiều thực khách nhận xét, dù giá cao nhưng họ vẫn sẵn sàng đặt mua vì không phải lúc nào cũng có thể thưởng thức món ngon lạ mắt, lạ miệng, mang đậm thương hiệu ẩm thực xứ Huế.
Trên mạng xã hội, những bài viết, video chia sẻ cảm nhận khi thưởng thức con nuốc cũng được giới trẻ lan tỏa nhiệt tình và thu hút hàng nghìn, hàng triệu lượt tương tác.
Phan Đậu