TP.HCM đề xuất quyền tự quyết lớn về giáo dục_kqbd brazil b
- Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị lên Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ những cơ chế đặc thù tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT với lãnh đạo TP.HCM sáng nay (7/6)
Ông Lê Hồng Sơn,đềxuấtquyềntựquyếtlớnvềgiáodụkqbd brazil b giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị Bộ GD-ĐT 8 vấn đề với mong muốn Bộ cho phép ngành GD-ĐT thành phố cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm triển khai những giải pháp mang tính đột phá, đổi mới.
Thứ nhất, cho phép thành phố tự xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa phù hợp thực tiễn phát triển của thành phố dựa trên khung chương trình chung của Bộ GD-ĐT. Chương trình cấp học xây dựng theo hướng mở, một số môn học bắt buộc như Văn, Toán, Ngoại ngữ và các môn tự chọn phải hoàn thành trong cả cấp học với số lượng môn học đa chỉ nên là 8 môn trong 1 năm.
Cho phép học sinh các trường chuyên, lớp chuyên được thi một số tín chỉ ở một số môn tương ứng, phù hợp đang được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng để có thể được chứng nhận hoàn thành tín chỉ môn cơ bản.
Nhà trường và giáo viên giảng dạy có trách nhiệm đánh giá định kỳ học sinh, Sở GD- ĐT tổ chức đánh giá chung giữa và cuối cấp học để làm cơ sở xem xét hoàn thành chương trình học của cả cấp.
Giao quyền cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện kiểm tra, đánh giá, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Bộ GD- ĐT sẽ định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục của các tỉnh, thành phố theo các chuẩn quốc tế (PISA, PASEC…) và công bố rộng rãi toàn quốc.
Tổ chức khảo thí trình độ tiếng Anh của học sinh theo 4 kỹ năng Nghe – Đọc – Nói – Viết, không xét việc hoàn thành môn học theo cơ cấu điểm số như hiện nay
Cho phép các trường chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy của các bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp, liên môn và đa dạng hóa việc kiểm tra đánh giá cho phù hợp với tình hình giảng dạy thực tế trong từng loại hình trường, cả trường chuyên, trường tiên tiến hiện đại…
Thứ hai, giao quyền tự chủ 100% cho các trường cao đẳng, TCCN công lập tự quyết định chương trình, được nhập khẩu trực tiếp các chương trình đào tạo tiên tiến từ nước ngoài, tự quyết định mức học phí, chỉ tiêu tuyển sinh...
Thứ ba, thống nhất đầu mối quản lý giáo dục nghề nghiệp. Vấn đề này hiện nay do ngành giáo dục - đào tạo và ngành lao động-TB-XH quản lý.
Thứ tư, Bộ GD- ĐT có Thông tư hướng dẫn việc điều động giáo viên sang làm việc ở các Trung tâm học tập cộng đồng.
Thứ năm, điều chỉnh Thông tư 06 giữa liên Bộ GD-ĐT – Bộ Nội vụ cho phép trường mầm non hạng 1 tuyển dụng đủ 4 chức danh, hạng 2 tuyển 3 chức danh.
Thứ sáu, điều chỉnh tỷ lệ % trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tùy theo đặc thù từng địa phương.
Thứ bảy, Bộ GD-ĐT xem xét kiến nghị của UBND.TP về điều chỉnh đối với cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố có diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ giáo dục và đào tạo tối thiểu là 2m2/học sinh.
Thứ tám, hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc quản lý các đơn vị có yếu tố nước ngoài, các trung tâm tư vấn du học. Đưa dịch vụ tư vấn vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện….
Ông Sơn cũng cho biết, trước đó đã có 11 kiến nghị lên UBND thành phố nhằm tháo gỡ một số khó khăn và đã được chấp thuận, tuy nhiên có một số cần được chấp thuận từ Bộ GD-ĐT hay liên Bộ như tăng biên chế giáo viên mầm non, để thực hiện được 2 ca giữ trẻ cho con công nhân đến 20g30 và giữ cả ngày thứ bảy, chủ nhật.
Đồng thời, mong muốn nhận được sự chỉ đạo của Bộ để xóa bỏ tư tưởng tư duy trọng bằng cấp, chỉ xét bằng cấp, thay đổi tư tưởng của người dân là phải vào đại học sau khi tốt nghiệp THPT, phải vào học lớp 10 phổ thông sau khi hoàn thành bậc THCS.
Giao cơ chế đặc thù cho TP.HCM điều chỉnh số phòng ban của Sở giảm từ 13 phòng xuống còn 11 phòng và số Phó Giám đốc giữ nguyên như hiện nay là 5.
Trước đó, ông Sơn cho biết, trong quá trình phát triển, do đặc thù là một thành phố lớn, tốc độ tăng dân số cơ học kéo theo tốc độ tăng học sinh. Trung bình mỗi năm thành phố tăng khoảng 65.000 học sinh /năm, đặc biệt năm 2015 tăng 85.000 học sinh là áp lực lớn. Số lượng này đòi hỏi cần xây mới gần 3.000 phòng học.
Giáo dục thành phố vấp phải một số khó khăn.
Bậc giáo dục mầm non, số lượng trẻ mầm non con công nhân không có chỗ gửi ngoài giờ, cuối tuần; sĩ số học sinh/lớp đông, khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập theo quy định chưa hợp lý.
Bậc giáo dục phổ thông, chương trình nặng nề, quá tải mang đậm tính hàn lâm, thiếu thực hành, ứng dụng, chưa tạo điều kiện để học sinh phát huy tính sáng tạo, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm. Phân phối chương trình chưa phù hợp về thời lượng và thời gian đẫn đến một hệ lụy là học sinh phải học thêm, giáo viên phải dạy thêm…
Bậc giáo dục chuyên nghiệp, người dân chưa coi trọng giáo dục nghề nghiệp, vẫn còn quan điểm phải vào đại học sau khi học phổ thông. Tư tưởng coi trọng bằng cấp trong tuyển dụng cao. Chưa thống nhất đầu mối trong công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp. Các văn bản pháp lý về dạy nghề, đại học, cao đẳng hiện nay nhiều, chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý. Việc triển khai thực hiện Nghị định số 115 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục gặp khó khăn, nhất là đối với việc quản lý khối các trường cao đẳng, đại học ngoài công lập; tình trạng tranh chấp nội bộ ở một số trường ngoài công lập gây ảnh hưởng đến công tác dạy và học…
Lê Huyền- Ngân Anh