Trang Baijiahao Baidu gần đây đã có một bài viết phân tích về nguồn gốc,ÝnghĩavềvănhóavàsựkhácbiệtcủaloàirồngtạinhiềunướcchâuÁbdkq nhat ý nghĩa văn hóa, ý nghĩa tôn giáo và sự khác biệt của con rồng trong quan niệm của các nước phương Đông.
Nguồn gốc của rồng
Baijiahao Baidu cho hay, nguồn gốc của loài rồng bắt nguồn từ việc con người khi còn sinh sống theo hình thái những bộ lạc đều thờ cúng vật tổ là các loài động vật hay một số hiện tượng thiên nhiên. Theo thời gian, những vật tổ trên dần dần hợp nhất để tạo thành hình tượng loài rồng mà chúng ta biết đến ngày nay.
Dựa trên sử liệu cổ của Trung Quốc, hình tượng loài rồng có thể đã xuất hiện từ thời Nhà Thương (Thế kỷ 17 TCN – Thế kỷ 11 TCN) hoặc Nhà Chu (Thế kỷ 11 TCN – năm 256 TCN).
Ý nghĩa văn hóa của con rồng
Tại các nước phương Đông thời cổ và trung đại, loài rồng về mặt chính trị là sự tượng trưng cho quyền lực và địa vị. Rồng thường được coi là biểu tượng dành cho các vị hoàng đế, nhằm nhấn mạnh quyền lực tối cao của “thiên tử”, tức con của trời.
Rồng cũng được coi là sự tượng trưng của tôn quý và vinh quang. Dưới thời phong kiến, chỉ các thành viên trong hoàng gia hoặc quý tộc mới được sử dụng các vật phẩm có hình rồng. Chẳng hạn, áo thêu hình rồng (long bào) là trang phục chỉ riêng hoàng đế được sử dụng. Hay như ghế ngồi của các bậc vua chúa tại Trung Quốc và Việt Nam thường được chạm khắc hình rồng.
Quan niệm tôn giáo về con rồng
Trong tôn giáo một số quốc gia phương Đông, rồng cũng là một trong những hình tượng quan trọng mang tính thần bí nhất. Rồng được coi là hiện thân của thần mưa, thần sông hoặc thần biển, có khả năng điều khiển nước. Do vậy, các hoạt động tôn giáo có liên quan tới rồng thường được cử hành ở những khu vực sông nước.
Sự khác biệt về hình tượng con rồng ở các nước phương Đông
Dù con rồng của Trung Quốc trong thời cổ và trung đại tạo ra sức ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa tại một số quốc gia lân cận như Nhật Bản hay Việt Nam, nhưng hình tượng của rồng tại những nước này vẫn có một số khác biệt.
Ví dụ, điểm khác biệt lớn nhất của rồng Nhật Bản với hình tượng loài vật này ở Trung Quốc là chân rồng Nhật Bản chỉ có 3 móng thay vì 4-5 móng.
Theo quan niệm của người Nhật, rồng vốn ban đầu là loài rắn, sau đó biến thành ‘cá’. Trong vài thế kỷ tiếp theo, con ‘cá’ trên dần dần mọc ra các bộ phận khác như chân có móng vuốt. Để quá trình biến thành rồng hoàn tất, con ‘cá’ trên cần phải mọc sừng và mào.
Đèn lồng hình rồng tỏa sáng rực rỡ đón Tết nguyên đánTRUNG QUỐC - Hàng chục nghìn người đã tới vườn Yuyuan ở Thượng Hải để chiêm ngưỡng những chiếc đèn lồng mang chủ đề của năm, khiến giao thông tắc nghẽn.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
Nhan sắc nóng bỏng của người đẹp Việt tham dự Miss Global 2020
Hương Giang phấn khích, ngỏ lời mời cô bé 'bún riêu' đóng chung MV
Mẫu đàn ông mà mọi phụ nữ đều khao khát
Kiếm hàng trăm USD mỗi ngày nhờ nhắn tin với đàn ông cô đơn
Diễn viên Trương Phương quyết định lấy chồng ngoại quốc sau 3 năm sống chung
Những bộ phim hàng trăm tập: Xem trong mệt mỏi
Siêu máy tính dự đoán Dinamo Zagreb vs Celtic, 00h45 ngày 11/12
Ảnh gia đình Angelina Jolie dạo biển Côn Đảo
Mê đắm đường chạy tuyệt đẹp của Vietnam Trail Marathon 2019
TP.HCM: Xác lập kỷ lục đồng diễn 108 con lân