Vào tháng 12/2021,ênkếhoạchtừbỏdịchvụmuasắmtrựctuyếnởMỹvàChâuÂkèo nhà kai TikTok đã thử nghiệm dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Anh với sự kiện mang tên “On Trend”. Tuy nhiên, theo Financial Times (FT), những buổi phát sóng trực tuyến đó đã không tạo ra doanh số đáng kể, khi chỉ thu hút được số lượng ít người xem. Bên cạnh đó, một số nhà sáng tạo ban đầu tham gia TikTok Shop cũng đồng loạt rời bỏ dự án.
TikTok Shop đã từng có kế hoạch triển khai tại Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Mỹ vào cuối năm nay. Tuy nhiên, giờ đây họ chỉ đang tập trung triển khai dịch vụ tại Anh và một số nước tại Châu Á, theo FT.
Dịch vụ mua sắm trực tuyến đã mang về cho ByteDance lợi nhuận khổng lồ, khi mà Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) đã chứng kiến những đợt bán hàng trực tuyến mang lại doanh thu "khủng" cho các nhà bán lẻ, người sáng tạo trên nền tảng. Cho đến nay, không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy mô hình thương mại điện tử trực tuyến đó sẽ hoạt động hiệu quả ở mọi nơi.
Mua sắm qua truyền hình hay mua sắm qua mạng đã từng rất thành công ở Mỹ, ngày càng có nhiều người dùng mua sản phẩm thông qua Instagram, TikTok và YouTube. Kể từ đó, đã có rất nhiều nền tảng đi sau triển khai dịch vụ mua sắm trực tuyến, nhưng không thành công.
Khi việc mua sắm trên mạng xã hội tiếp tục phát triển, cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng mua sắm trực tuyến sẽ càng khốc liệt. Ngay cả ông lớn Amazon cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào các các hoạt động mua sắm thông qua hình thức livestream.
Không thể phủ nhận rằng TikTok là một trung tâm mua sắm, nơi chúng ta dành phần lớn thời gian để giúp họ tăng doanh thu. Nếu bất kỳ công ty nào có thể làm cho hoạt động mua sắm trực tuyến mạnh mẽ trên mạng xã hội bên ngoài châu Á, thì đó có thể là TikTok. Hiện công ty cũng đang thử nghiệm tab mua sắm chuyên dụng cho người dùng khu vực Indonesia.