Vì sao iPhone rất dễ hỏng khi mang sửa?_lps bong da
Kể từ năm 2014,ìsaoiPhonerấtdễhỏngkhimangsửlps bong da hãng smartphone lãi nhất thế giới - không một lời cảnh báo trước - đã vô hiệu hóa vĩnh viễn một số chiếc iPhone do chủ nhân của chúng đã đi thay nút Home ở các cửa hàng điện thoại địa phương sau khi màn hình bị vỡ. Những chiếc iPhone sửa lỗi tương tự ở các cửa hàng hoặc trung tâm bảo hành Apple chính hãng thì vẫn tiếp tục chạy tốt.
Thông điệp dường như không thể rõ hơn, ít nhất là cho ngành công nghiệp sửa máy độc lập: điện thoại của bạn chỉ là của bạn miễn là đừng mang nó đi sửa. Sau đó ư? Nó thuộc về Apple.
Apple phân trần rằng tất cả những gì hãng làm chỉ nhằm đảm bảo cho iPhone "an toàn và bảo mật", và rằng lỗi "53" - mã số hiện ra sau khi Apple biến một chiếc iPhone thành cục gạch - là biện pháp để đảm bảo không người dùng nào can thiệp được vào cảm biến vân tay của thiết bị. Nhưng dù mục đích là gì đi nữa thì Apple cũng đang trở thành mục tiêu của một cuộc tranh cãi pháp lý lẫn truyền thông ngoài ý muốn.
Gốc rễ của những cuộc tranh cãi là từ năm 2009, khi Apple bắt đầu sử dụng loại ốc vít độc quyền cho MacBook và sau này là iPhone, gây khó dễ cho tất cả những người dùng muốn tự mày mò sửa máy, cũng như các cửa hàng sửa chữa điện thoại can thiệp vào hệ thống. Dù sau này, các cửa hàng vẫn tự chế được loại tuốc-nơ-vít tương thích nhưng Apple đã cho thấy một thái độ không hề thiện chí dành cho bất kỳ ai muốn "động chạm" vào sản phẩm của họ. Hãng này cũng từ chối cung cấp tài liệu hướng dẫn sửa chữa thiết bị, không chia sẻ thông tin về việc chẩn đoán các lỗi phần cứng và phần mềm. Nói cách khác, Apple chỉ muốn khách hàng sử dụng dịch vụ do hãng cung cấp mà thôi.
Tất nhiên, đây không phải là mô hình kinh doanh chưa từng có tiền lệ. Từ nhiều thập kỷ qua, các hãng ô tô đã làm mọi cách để các garage độc lập khó tiếp cận với các phụ tùng, linh kiện gốc.
Năm 2000, dưới sự đe dọa của quyền "được tự do sửa chữa", các hãng xe, đại lý và trung tâm dịch vụ tại Mỹ đã thành lập một liên minh để chia sẻ thông tin về việc sửa chữa các dòng xe công nghệ cao. Tuy vậy, do việc tham gia là tình nguyện nên các dữ kiện được chia sẻ không có nhiều giá trị.
Đến năm 2012, bang Massachusetts quyết định yêu cầu các nhà sản xuất phải cung cấp thông tin cụ thể, cũng như các "đồ nghề" cho các cửa hàng/garage sửa chữa bình đẳng với các đại lý độc quyền. Lo sợ các bang khác sẽ học theo, liên minh các hãng xe đã đồng ý sẽ áp dụng luật này thành tiêu chuẩn ngành vào năm 2018.
Thế nhưng ngành điện tử thì chưa được may mắn như vậy, dù người ta hy vọng thái độ quyết liệt của Apple trong việc kiểm soát thông tin có thể khiến nhiều bang "nóng mắt" và xây dựng các quy định đòi hỏi các hãng công nghệ phải chia sẻ thông tin sửa chữa, cũng như bán lại linh kiện chính hãng với giá "bình đẳng".
Nhưng chừng nào luật chưa được ban hành, chừng đó khách hàng vẫn phải chơi theo luật của Táo khuyết, và rủi ro vẫn giăng đón phía trước những con dế iPhone mang đi sửa linh kiện.
相关文章
Dương Cẩm Lynh hóa Nam Phương Hoàng Hậu
Khi nhiều nghệ sĩ chụp hình lấy cảm hứng từ các nhân vật lịch sử nổi tiếng trên thế giới như công nư2025-01-25Khó chịu vì phải chở 2 mẹ con, hành động của vị khách khiến tài xế xe ôm hối hận
Tôi có thói quen đặt đồ ăn trưa đến nhà cho tiện. Mỗi lần đặt, tôi đều dùng các mã ưu đãi để được gi2025-01-25Cô gái tiết kiệm theo cách độc lạ: Bỏ tiền vào lọ khi bị gọi nhầm tên
Nhiều người gọi nhầm tên Julia Green thành Julie (Ảnh: Mirror)Mọi người thường cố gắng2025-01-25Đấu giá biển số sáng 20/10: Biển 30K
Sáng 20/10, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) tiếp tục đưa ra đấu gi&aacut2025-01-25Virus làm 250.000 PC mất Internet ngày 9/7
Khoảng một phần tư triệu người sử dụng máy tính trên toàn thế giới có nguy cơ mất quyền truy cập Int2025-01-25Startup Việt khát vọng đưa hồng vành khuyên treo gió ra thế giới
"Phát triển chuỗi giá trị Hồng Vành Khuyên treo gió hữu cơ nhằm tạo việc làm và sinh kế bền vững cho2025-01-25
最新评论