Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.K.,ếtthươngnhỏnhưhạtgạokhichốnglũkhiếnngườiđànôngphảicấpcứtỉ số hiện tại 52 tuổi, cư trú ở xã Quảng châu, Hưng Yên.
Bệnh nhân được bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên chuyển đến với chẩn đoán mắc uốn ván.
Qua khai thác tiền sử được biết, đầu tháng 9 vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão Yagi, nước từ thượng nguồn đổ về, địa phương bệnh nhân bị ngập lụt.
Ông K. cùng những người dân tham gia xây đắp tường phòng lũ. Trong quá trình xây đắp, ông gặp tai nạn nhỏ ở mu bàn chân phải do bị viên gạch rơi vào chân.
Bệnh nhân tự xử lý, băng bó vết thương và không tiêm phòng uốn ván. 6 ngày sau, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng.
Đến ngày 16/9, ông K vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên khám và điều trị bệnh với chẩn đoán mắc uốn ván. Do tình trạng bệnh không thuyên giảm, đến ngày 23/9, ông K. được chuyển tuyến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bệnh nhân có chẩn đoán mắc bệnh uốn ván trong tình trạng tăng trương lực cơ không kiểm soát, miệng cứng, chỉ há được 1,5cm.
Vết thương ở mu bàn chân phải của ông K. có kích thước nhỏ 0,5cm, miệng khô, đóng vảy, không bị sưng hay viêm mủ.
Bác sĩ Trương Tư Thế Bảo, khoa Cấp cứu cho biết: "Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra.
Nguyên nhân mắc uốn ván thường do bị trầy xát và vết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ…
Khi vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván…
Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh thường từ 3 đến 21 ngày. Cũng có thể từ một ngày cho tới vài tháng, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí của vết thương.
"Hầu hết các trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày. Nói chung, các vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn, tiên lượng xấu hơn", bác sĩ Bảo cho biết.
顶: 4踩: 4
评论专区