Lời đe dọa 700 triệu của người ‘cõi âm’
Liên quan đến vụ việc chùa Ba Vàng (TP Uông Bí,ệuđồngđểgiảioangiatráichủtạichùaBaVànglúcnửađêkèo ngoại hạng anh Quảng Ninh) tổ chức thu tiền cúng vong, giải 'oan gia trái chủ' của khách thập phương, báo VietNamNet đã liên hệ với một trường hợp từng bị ‘vong’ đòi tiền khi đến ngôi chùa này.
Sáng 23/3, người dân TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) vẫn bàn tán xôn xao về chùa Ba Vàng. Chị Nguyễn Thị L (SN 1989, ở TP. Cẩm Phả) chia sẻ, ngày 8/2 âm lịch năm 2016, chị được một người thân rủ lên chùa Ba Vàng vãn cảnh.
Chị L. trong buổi gặp với PV VietNamNet ngày 23/3 |
‘Cảm giác ban đầu của tôi về chùa là cảnh đẹp, yên bình. Tuy nhiên những sự việc xảy ra sau đó khiến tôi không bao giờ đặt chân đến lần thứ hai’, chị L nhớ lại.
Quá trình thăm quan chùa, chị gặp một người phụ nữ mặc áo nâu. Chị kể với người này, mình hay bị triệu chứng rét run vào buổi sáng. Người phụ nữ trên ngay lập tức hướng dẫn chị ‘thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ’. Tại khu vực tiếp khách, chị chứng kiến nhiều người dân chờ đến lượt đăng ký.
‘Tôi đăng ký từ 9 giờ sáng nhưng 9 giờ tối mới được gọi đi ‘thỉnh vong'. Vì chùa chỉ tiến hành ‘thỉnh vong’ từ 9 giờ tối đến 1, 2 giờ đêm. Tối đó, họ xếp tôi vào 1 nhóm. Mỗi nhóm khoảng 10 - 20 người’, chị L nói.
Theo lời L, các nhóm được dẫn đến 1 căn phòng lớn, bên trong có 2 người phụ nữ mặc áo màu nâu và 1 sư thầy.
Các nhóm được ra hiệu ngồi xuống nền đất, sau đó sư thầy bắt đầu niệm chú gọi 'vong' nhập vào 2 người phụ nữ này. Gia đình nào thỉnh 'vong' thì lần lượt gọi tên cho 'vong' hiện lên.
‘Những người đầu tiên được gọi tên, thấy 'vong' phán về hoàn cảnh gia đình, quá khứ, họ liền khẳng định là đúng và rối rít quỳ gối xin 'vong' giúp. Tuy nhiên trường hợp của tôi những thông tin từ 'vong' nói ra đều không đúng.
Ngoài ra, 'vong' phán cách đây nhiều kiếp tôi sống thất đức, chuyên làm hại người, giờ bị một 'vong linh' theo. Tôi cũng là người biết về Phật pháp, thường xuyên đi chùa nên không tin những điều họ nói’, người phụ nữ sinh năm 1989 kể.
L thông tin thêm, bất cứ người nào có mặt trong đó đều bị ‘vong’ yêu cầu nộp tiền để giải nghiệp. Mỗi lần ‘vong’ nhập khoảng 5 - 7 phút. Sau đó có một thư ký bên cạnh, ghi lại lời 'vong' nói và số tiền người ‘thỉnh’ phải trả.
Trường hợp của L, ‘vong’ cho 2 sự lựa chọn. Nếu chọn hình thức ‘Nương tựa’ (thường xuyên đến chùa Ba Vàng) là 32 triệu đồng. Nếu chọn hình thức ‘Không nương tựa’ (ít lên chùa Ba Vàng) phải đóng 700 triệu đồng để cúng 'oan gia trái chủ'.
Giấy do chùa Ba Vàng phát cho chị L. ghi lại nội dung người phụ nữ này đến chùa 'thỉnh vong' vào ngày 16/3/2016 (Dương lịch) |
Khi người phụ nữ này nói không có tiền, người nhà chùa tư vấn, L có thể lựa chọn hình thức trả góp hoặc vào chùa làm công quả 1 năm. Thấy hành vi trên có tính chất trục lợi, lừa đảo nhằm thu tiền, người phụ nữ ở TP. Cẩm Phả đã khước từ.
Tuy nhiên phía nhà chùa còn dọa thông qua giấy tờ nếu L không chịu ‘tu tập, nương tựa’ (nộp tiền) sẽ bị điên. Thời điểm này, chị L chưa lập gia đình. Chị L cho biết, sự việc diễn ra trong 1 ngày 1 đêm.
Tuy nhiên 3 năm sau, đến thời điểm hiện tại, cuộc sống của chị L hoàn toàn bình thường, hạnh phúc. Chị lập gia đình vào năm 2018, hai vợ chồng đã có một cô con gái.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam |
Chiều 21/3, trả lời báo chí, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khẳng định: Không có việc ‘thỉnh vong’ để hóa giải nghiệp, oan gia. Bởi cái nghiệp của mình phải tự mình phải làm việc tốt để hóa giải nghiệp cho mình. Chứ việc ‘thỉnh vong’ là hoàn toàn không đúng. Dẫn dắt con người đi theo con đường đó là không đúng theo chính Pháp. Đây là dẫn dắt con người ta vào con đường tà kiến, mê lợi.
Bà Yến xuất thân là một thợ may, chuyên sửa quần áo tại chợ Hạ Long 2 (P. Bạch Đằng, TP Hạ Long). Người phụ nữ này có chồng và 2 con nhưng đã ly hôn từ năm 2017.