Hôm 29/9,ườiNhậtđãtổchứcđámtangchomáynhắntinthứvừamấtởđộtuổsố liệu thống kê về juventus gặp verona có một đám tang đặc biệt diễn ra tại nhà ga Akihabara ở Nhật Bản. Chủ đề của nó là 'Lòng biết ơn' và đối tượng của buổi tưởng niệm là thứ đã có 50 năm lịch sử - một chiếc máy nhắn tin.
Bởi cuối tháng 9 vừa qua, công ty Tokyo Telemessage, nhà cung ứng máy nhắn tin duy nhất còn lại ở Nhật Bản, đã chính thức khai tử dịch vụ đã tồn tại suốt 50 năm của mình. Đây cũng là dấu chấm hết cho thời đại của những người thường sử dụng các con số để truyền đạt cảm xúc.
Trong cuộc sống đương đại, mọi người sử dụng điện thoại di động để liên lạc với nhau. Hành vi này đã dần trở thành các kỹ năng xã hội cơ bản - nhấp để mở ứng dụng, nhập tin nhắn, nhấp lần nữa để gửi và chờ trả lời. Ngày nay, khi mạng 3G rồi 4G phát triển cùng với các ứng dụng nhắn tin hiện đại, việc nhắn tin ngày càng trở nên phong phú, đa dạng dưới nhiều hình thức hơn, khi kết hợp với hình ảnh, video, meme...
Nhưng vào cuối những năm 1990, những người ở quá xa nhau mà muốn giao tiếp thì chỉ có thể dựa vào máy nhắn tin. Họ phải học cách đưa cảm xúc vào những con số trên màn hình đen trắng. Riêng ở Nhật Bản, từ năm 1968 đã có một dịch vụ cho máy nhắn tin, nhưng nó không được phổ biến. Mãi đến năm 1987, máy nhắn tin mới bắt đầu có khả năng gửi số. Đây cũng là khi phương thức giao tiếp vụng về này bắt đầu được sử dụng rộng rãi.
Khi đó, cách gửi thông tin bằng máy nhắn tin khá cơ bản và vô cùng đơn giản. Lúc đầu, chức năng của máy nhắn tin bị giới hạn trong việc nhận thông tin và không thể gửi tin đi được. Để gửi tin nhắn đến máy nhắn tin, bạn phải sử dụng điện thoại cố định và chỉ có thể gửi số hoặc một chuỗi số.
Vào thời đó, quá trình gửi tin nhắn sẽ như sau: tìm điện thoại cố định hoặc điện thoại công cộng, chuyển đổi ngôn ngữ thành số, nhập vào bằng bàn phím số, gửi cho bên kia và sau đó nhập thời gian mình có thể chờ đợi bao lâu để được trả lời.