Các công nhân cho biết,ịtốlạmdụnglaođộngtạiMalaysia soi kèo đan mạch vs kazakhstan họ đã bị lừa gạt tiền lương, bị tịch thu hộ chiếu và bị dọa nạt phải trả những khoản phạt lớn nếu muốn quay lại Nepan trước khi hợp đồng lao động kết thúc. Nhóm công nhân tố cáo cũng nói rằng họ bị ép buộc phải làm việc 14 tiếng và không được nghỉ ngơi đầy đủ nhằm trả khoản phí tuyển dụng lên tới 1.000 bảng Anh. Những công nhân bị yêu cầu phải trả khoản tiền này mới được đảm bảo công việc.
"Tôi cảm thấy bị tổn thương, không được giao làm công việc như họ hứa hẹn. Tôi phải làm những việc nặng nhọc và không được trả mức lương như họ nói ban đầu" - một công nhân cho biết.
Theo trang Guardian, họ đã phỏng vấn 30 công nhân người Nê-pan đang làm công nhân cho Samsung và Panasonic. Một phần nhỏ trong số các lao động này được Samsung trực tiếp tuyển dụng còn lại phần lớn là công nhân được thuê bởi một 1 công ty khác vốn là nguồn cung lao động cho Samsung. Với Panasonic, công nhân lắp ráp linh kiện được thuê về bởi các nhà thầu phụ.
Cả Samsung và Panasonic đều cấm các nhà cung cấp của mình trong việc tịch thu hội chiếu hoặc thu phí tuyển dụng đối với công nhân nhập cư. Tuy nhiên, tất cả công nhân được phỏng vấn nói rằng họ phải trả tới 1.000 bảng Anh cho các nhà tuyển dụng ở Nê-pan để đảm bảo công việc tại Malaysia. Công nhân cũng cho biết hộ chiếu của họ bị tịch thu khi đến Malaysia, điều bất hợp pháp với luật lao động Malaysia.
Công nhân cho biết điều này khiến họ bị hạn chế sự tự do di chuyển, đồng thời dẫn tới nguy cơ bị chính quyền tại Malaysia bắt giữ. Với việc không có hộ chiếu, công nhân muốn rời nơi làm việc về nhà phải trả mức phạt tương đương 3 đến 4 tháng lương cơ bản.
Cả Samsung và Panasonic nói rằng họ đang mở các cuộc điều tra nhằm vào các nhà cung ứng của mình sau các cáo buộc nói trên.
Theo các tổ chức về quyền lao động tại Malaysia, việc sử dụng các công ty cung ứng lao động và nhà thầu phụ là điều khá phổ biến của các công ty nước ngoài sản xuất hàng hóa tại Malaysia để xuất khẩu. Tuy nhiên, hệ thống này dễ dẫn tới tình trạng lạm dụng lao động.
Các công nhân lắp ráp linh kiện cho Samsung nói rằng họ bị các giám sát viên tại công ty cung ứng lao động đe dọa khi họ không hài lòng với công việc và muốn quay về nhà. "Nếu không làm việc hoặc bỏ việc mà không trả tiền phạt, hãy cẩn thận nếu không sẽ phải bỏ mạng tại Malaysia" - một công nhân cho biết.
Công nhân còn tố họ bị lừa dối về bản chất công việc và điều kiện làm việc. Công nhân bị các cơ quan tuyển dụng ép phải trả các khoản phí bất hợp lý. Một số công nhân nói rằng, mức lương mà nhà tuyển dụng hứa hẹn với họ khi còn ở Nê-pan là cao hơn so với những gì họ nhận được tại Malaysia.
"Nhà thầu lao động tại Nê-pan dùng cái tên Samsung để lừa đảo mọi người. Chúng tôi đã bị lừa nhưng không muốn những người khác cũng thế" - một công nhân thổ lộ.