Liên quan đến sự cố y khoa tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười khiến một sản phụ 32 tuổi tử vong sau sinh,ộYtếchỉđạokhẩnvụngườinhàtốbệnhviệntắctráchkhiếnsảnphụtửlịch thi đấu bóng đá đan mạch Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp yêu cầu kiểm tra, xác minh sự việc nêu trên và báo cáo nhanh về Bộ.
Đồng thời, Sở cần chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười khẩn trương họp hội đồng chuyên môn (nếu bệnh viện không đủ điều kiện, thì Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn) theo quy định. Cuộc họp cần đánh giá quá trình tiếp đón, chăm sóc, xử trí đối với sản phụ; Thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn tới gia đình sản phụ và các cơ quan truyền thông. Bộ Y tế cũng yêu cầu bệnh viện gặp gỡ chia sẻ, động viên gia đình bệnh nhân.
"Xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân nếu phát hiện có sai phạm về chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp theo quy định hiện hành", công văn của Bộ Y tế nêu rõ.
Trước đó, truyền thông phản ánh chị N.T.T.D, sinh năm 1992, mang thai lần 3 hơn 39 tuần, vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười để sinh con. Gia đình đã báo cho nhân viên y tế việc chị D. thuộc nhóm máu hiếm nhưng không nhận được lời tư vấn hay cảnh báo gì từ bác sĩ và ca trực. Trước đó, chị D. đã 2 lần sinh thường an toàn.
Sau sinh, chị D. mất máu nặng, được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, rồi tử vong vào 3h ngày 18/3.
Theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười, Hội đồng chuyên môn của bệnh viện cùng một số cán bộ chuyên khoa sâu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp đã họp về trường hợp tai biến sản khoa này.
Theo đó, sau khi có kết quả xét nghiệm bệnh nhân nhóm máu A rhesus âm (nhóm máu hiếm), ê-kíp trực tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười đã hội chẩn, đánh giá tình trạng bệnh nhân. Sau khi sinh thường bé gái nặng 3kg, chị D. ra huyết âm đạo lượng nhiều, tụt huyết áp, được chẩn đoán: Băng huyết sau sinh do đờ tử cung gây mất máu nặng, nhóm máu hiếm (rhesus âm).
Hội đồng chuyên môn đánh giá ê-kíp trực chưa giải thích cho sản phụ và gia đình trường hợp bệnh nhân có nhóm máu hiếm để hợp táctrong quá trình điều trị, nên gây ra sự việc như phản ánh. Bệnh diễn biến quá nhanh, lần đầu tiên cấp cứu bệnh nhân nhóm máu hiếm nên ê-kíp thiếu kinh nghiệm xử lý. Bác sĩ nên khởi động hệ thống “báo động đỏ” cho toàn viện và ngoại viện khi có các trường hợp khó cần hỗ trợ khẩn cấp. Tình hình khan hiếm lượng máu rhesus âm trong toàn tỉnh và khu vực gây khó khăn cho việc cấp cứu bệnh nhân.