Biết mình Trong thời đại số hiện nay,áoviêngiỏilàngườibiếtmìnhhiểutròđội hình valencia cf gặp rayo vallecano với khối lượng kiến thức mới khổng lồ xuất hiện mỗi ngày, hiếm có giáo viên nào có thể tự nhận mình biết hết, dù cho đã trải qua nhiều cuộc thi dạy giỏi với vô số chứng nhận của các cấp. Bởi những kiến thức, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ là một hạt cát trong sa mạc vô tận của tri thức. Tuy vậy, việc dũng cảm tự đánh giá mình còn nhiều hạn chế, biết nhận ra những hạn chế đó, trăn trở với chúng, để từ đó từng bước khắc phục đã là một khởi điểm đầy hứa hẹn của một giáo viên giỏi. Chương trình dạy học hiện nay, bên cạnh kiến thức chuyên môn mang tính nền tảng đòi hỏi giáo viên phải không ngừng tiếp thu cái mới. Từ việc trang bị kĩ năng tin học tối thiểu để vận dụng những phần mềm đơn giản, thích ứng với công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục, khi mọi tài liệu, thông tin như kế hoạch bài dạy (giáo án), điểm số, học bạ … không còn nằm trên giấy tờ như trước kia mà đã được số hóa, kể cả chữ kí của giáo viên. Cho đến việc phải tự học hỏi, tìm hiểu và “làm dầy” vốn ngoại ngữ của bản thân, để có thể tìm tòi, tham khảo các tài liệu từ các nguồn thông tin quốc tế, hoặc ít ra cũng có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản. Chưa kể đến việc phải tự rèn các kĩ năng mềm, các phương pháp dạy học tích cực … để có thể đáp ứng được với sự thay đổi chóng mặt và yêu cầu ngày càng cao của xã hội, của ngành giáo dục, của học sinh. Để có những điều đó, thầy cô cần một khoảng thời gian đủ để tự học chứ không thể đòi hỏi những kiến thức, kĩ năng đó đến một sớm một chiều, nhất là khi giáo viên còn đang phải vất vả với nhiều áp lực của nghề và của chuyện cơm áo. Hiểu trò Biết mình yếu ở điểm nào để có thể bổ sung, trang bị kịp thời, nhưng người giáo viên giỏi còn phải biết những thế mạnh, khả năng của học trò mình. Mỗi học trò đều có những mặt mạnh, những sở trường và khả năng khác nhau. Người giáo viên giỏi khi nhận ra những điều đó, cần tạo những cơ hội để khuyến khích học sinh, bồi đắp vun dưỡng cây ước mơ của các em, đồng thời nhìn nhận một cách nhẹ nhàng, bao dung hơn với những điểm yếu, sai lầm của học sinh mình. Để có thể biết mình biết người như thế, người giáo viên cần có sự khiêm tốn, và ý chí cầu tiến. Không phải để thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng tiến lên so với chính mình hôm qua, đồng thời cổ vũ, khuyến khích học sinh cùng tiến với mình. Tiêu chí để đánh giá một giáo viên dạy giỏi đã được các thông tư của Bộ Giáo dục quy định cụ thể chi tiết, là căn cứ, tiêu chuẩn để đánh giá giáo viên dạy giỏi các cấp. Tuy nhiên, việc đánh giá một giáo viên giỏi - không chỉ dạy giỏi, sẽ thật khó để có thể xây dựng bộ tiêu chí nào. Bởi đó là thành quả của một quá trình dài, quãng thời gian tích lũy đủ lâu để những hạt giống tâm hồn, tri thức đã gieo xuống nơi học sinh có thời gian để lớn lên, ra hoa, kết quả. Chỉ khi nào những thế hệ học sinh đã trưởng thành biết ơn, và hạnh phúc vì những gì đã nhận được trong những năm ngồi trên ghế nhà trường, vì những điều đã được nghe, được thấy, được nói, được làm dưới sự dìu dắt của thầy cô, khi đó ta mới có một giáo viên giỏi. Nguyễn Hiếu Quân Trong giáo dục có 1 mệnh đề «Muốn có học trò giỏi thì cần có giáo viên giỏi». Nhưng định nghĩa thế nào là một giáo viên giỏi thì mỗi thời sẽ có những chuẩn khác nhau làm thước đo đánh giá. Nếu như với giáo dục truyền thống, người thầy giữ vị trí trung tâm, là chân lý thì theo quan điểm giáo dục hiện đại, người thầy đóng vai trò là một mentor – người định hướng, người truyền cảm hứng. Trong thời đại 4.0, khi tất cả kiến thức đều dễ dàng tìm thấy, tiếp cận chỉ qua đôi ba dòng lệnh, thì vai trò của người thầy cũng có những thay đổi rất đáng kể. Việc đánh giá, nhìn nhận thế nào là một giáo viên giỏi cũng do đó mà thay đổi theo. Để cùng trao đổi, thảo luận và nhìn nhận lại việc đánh giá một nhà giáo trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh 4.0 có thay đổi gì so với thời đại trước, Ban Giáo dục báo điện tử VietNamNet mở diễn đàn: "Thế nào là một giáo viên giỏi?". Ban đọc quan tâm xin gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected]. Xin cảm ơn!