Thời hạn nộp bài dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 năm 2019 đang đến gần,àimẫuviếtthưUPUlầnthứnămvềngườihùnglàôngnộkèo bóng đá cúp c1 đêm nay và chắc hẳn các bạn học sinh đang hết sức cố gắng tìm kiếm các bài viết mẫu để có ý tưởng hoàn thành bài. Hiện nay trên mạng có khá nhiều các bài văn mẫu hay viết về ông nội, phù hợp với đề bài năm nay.
Bên dưới sẽ là phần giới thiệu một vài bài văn mẫu hay về những người ông đáng kính của các bạn học sinh, đó chính là ý tưởng cho bức thư UPU 2019. Lưu ý đối với phần chào hỏi đầu thư, nội dung viết cho ai, viết lúc nào, viết để làm gì thì các bạn nên tự sáng tạo.
Ví dụ phần mở đầu thư thường phải có câu chào hỏi như: "Chào bạn. Tôi vẫn khỏe, còn bạn dạo này thấy nào. Tôi rất vui vì qua thư chúng ta có thể trao đổi nhiều điều thú vị như vậy. Hôm nay tôi muốn kể với bạn về một người mà tôi rất ngưỡng mộ..."
Như chúng ta đã biết, năm nay Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 sẽ có chủ đề: "Hãy viết một bức thư về người hùng của em" (Tiếng Anh: Write a letter about your hero). Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) gọi chủ đề năm 2019 là một "chủ đề truyền cảm hứng".
Trong lễ phát động cuộc thi hồi tháng 10/2018, đại diện Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng chia sẻ: "Đây là một chủ đề mở, khơi gợi nhiều tư duy sáng tạo, nhiều suy nghĩ và cảm xúc đối với mỗi thí sinh. Trong mỗi con người, mỗi một bạn trẻ đều có sự hiện hữu, tình cảm yêu quý và ngưỡng mộ đối với một người hùng của riêng mình".
Thời gian dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 sẽ chính thức khép lại vào ngày 15/2/2019 (tính theo dấu bưu điện). Bài dự thi viết thư UPU dài không quá 1.000 từ, viết tay trên 1 mặt giấy, phải cho vào phong bì có dán tem, gửi thường qua đường bưu điện đến địa chỉ Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5 Hòa Mã, Hà Nội.
Hiện nay trên mạng có khá nhiều các bài văn mẫu hay viết về ông nội, phù hợp với đề bài viết thư UPU năm nay của các bạn học sinh (ảnh sưu tầm). |
Bài mẫu 1
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông nội. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật dễ mến, đáng kính trọng trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả, gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia.
Khuôn mặt ông vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp.
Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Bố mẹ tôi đi làm suốt ngày, nên ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một "cây" kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại.
Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: "Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!". Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu "đích tôn" như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa chắc hẳn sẽ khiến bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người nội trợ chính. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ông đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi.