您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

Sandbox trong lĩnh vực Fintech là nhu cầu cấp thiết để hạn chế rủi ro cho khách hàng_kèo bóng đá tây ban nha hôm nay

Cúp C287人已围观

简介Ông Ngô Văn Đức, Phó Trưởng Phòng Giám sát các hệ thống thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, mục ...

Ông Ngô Văn Đức,ĩnhvựcFintechlànhucầucấpthiếtđểhạnchếrủirochokháchhàkèo bóng đá tây ban nha hôm nay Phó Trưởng Phòng Giám sát các hệ thống thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, mục tiêu của cơ chế thử nghiệm Fintech nhằm hạn chế rủi ro cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ chưa được cấp phép.

Thông tin trên được ông Ngô Văn Đức, Phó Trưởng Phòng Giám sát các hệ thống thanh toán, Ngân hàng Nhà nước chia sẻ tại Tọa đàm “Thúc đẩy triển khai cơ chế sandbox trong kinh tế chia sẻ tại Việt Nam” ngày 7/11.

Ông Đức cho biết, hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam phát triển rất nhanh trong những năm trở lại đây, nếu như năm 2017 chỉ có khoảng 40 công ty thì hiện đã lên đến khoảng 150 công ty với đầy đủ lĩnh vực, nhiều nhất là trong lĩnh vực trung gian thanh toán. “Hiện 66% người dân vẫn sinh sống ở nông thôn và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp xúc với ngân hàng truyền thống. Vì thế, sự phát triển của Fintech sẽ hỗ trợ người dân vùng sâu vùng xa qua các kênh như Internet và di động”, ông Đức nói.

Tuy nhiên, ông Đức cũng thừa nhận đang tồn tại một khoảng trống pháp lý đối với Fintech. Đầu tiên là thể chế quản lý hoạt động Fintech chưa được đề cập tại bất cứ văn bản pháp lý cụ thể nào. Tiếp theo, chưa có quy định về đơn vị chuyên trách hỗ trợ xử lý căc vấn đề liên quan đến hoạt động của Fintech.

Bên cạnh đó, ngoại trừ hoạt động trung gian thanh toán, các hoạt động Fintech chưa được quy định và điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý. Rào cản cuối cùng là các quy định pháp lý hiện hành liên quan tới hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng chưa cho phép áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán như xác thực khách hàng từ xa. “Xây dựng sandbox cho lĩnh vực Fintech là nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh phát triển của CMCN 4.0, đặc biệt trong ngắn hạn khi chưa thể ngay lập tức xây dựng được một khung pháp lý tổng thể”, ông Đức nhấn mạnh.

Ông Đức cho rằng, trên thế giới đang có 2 luồng quan điểm, quan điểm đầu tiên ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương như Singapore, đó là ủng hộ cơ chế sandbox vì giúp các công ty Fintech có thời gian thử nghiệm mô hình và đánh giá có an toàn hay không. Quan điểm thứ 2 là ở các nước châu Âu, họ quản lý lĩnh vực Fintech bằng các quy định chặt chẽ vì cho rằng điều đó sẽ giúp bảo vệ người tiêu dùng. “Hiện đã có 33 quóc gia ban hành cơ chế sandbox cho Fintech và sẽ tăng lên trong thời gian tới vì một số nước đang nghiên cứu, trong đó có Việt Nam”, ông Đức cho biết thêm.

Tags:

相关文章



友情链接