Những công nghệ cổ thách thức khoa học hiện đại_ti le ma cao

作者:Thể thao 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【】 发布时间:2025-01-20 16:32:28 评论数:

Nhiều vật liệu,ữngcôngnghệcổtháchthứckhoahọchiệnđạti le ma cao phát minh của người xưa vẫn khiến giới khoa học hoang mang khi không thể tìm ra công thức và cách sử dụng của chúng. Dưới đây là những công nghệ vẫn chưa được lý giải.

Lửa Hy Lạp

Theo Technology and Culture, đây là vũ khí của quân đội Byzantine từ thế kỷ thứ 7. Nó được bắn ra từ thứ được mô tả là súng phun lửa cổ đại. Các chiến binh Byzantine sử dụng nó trên tàu chiến.

Ngọn lửa này có sức hủy diệt cao và không thể bị dập tắt bằng nước hoặc cát. Theo các tài liệu cổ ghi chép lại, nước chỉ khiến ngọn lửa cháy mạnh hơn.

Nhung cong nghe co thach thuc khoa hoc hien dai hinh anh 1
Lửa Hy Lạp được đồn đại là không thể dập tắt bằng nước.

Các nhà khoa học cho rằng người Hy Lạp đã dùng hỗn hợp các chất hóa học để tạo ra ngọn lửa này. Các chất này có thể là naptha, quick lime, sulphur, nhựa thông… Tuy vậy, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra công thức chính xác của thứ chất đốt chống lại nước này.

Máy tính Antikythera

Theo Telegraph, đây được xem là máy tính đầu tiên của người Hy Lạp cổ đại. Với cấu tạo từ 37 bánh răng bằng đồng, nó được xem là máy tính phức tạp nhất ở thời điểm đó.

Các nhà khoa học cho rằng công dụng của nó là tính toán thiên văn, dự báo khí tượng hoặc dùng như bản đồ vào năm 100 trước Công nguyên.

Nhung cong nghe co thach thuc khoa hoc hien dai hinh anh 2
Máy tính cổ đại Antikythera được cho là để tính toán các dấu hiện thiên văn.

Cỗ máy Antikythera có thể được dùng để tính toán chuyển động của các thiên thể, xác định ngày của 42 sự kiện thiên văn bao gồm nhật thực, quỹ đạo mặt trăng và đo sức gió trên biển... Tuy vậy, cách sử dụng của nó vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra.

Máy đo địa chấn Trương Hành

Vào năm 132, Trương Hành, một nhà khoa học người Trung Quốc đã giới thiệu máy đo địa chấn đầu tiên với độ chính xác ngang với các thiết bị hiện đại.

Nó được làm bằng đồng với thiết kế giống một chiếc bình lộn ngược. Chiếc bình này được trang trí các hình tượng rồng và ếch xung quanh.

Nhung cong nghe co thach thuc khoa hoc hien dai hinh anh 3
Máy đo địa chấn Trương Hành có thể phát hiện chính xác các rung động cách xa hàng trăm dặm.

Bên trong chiếc bình có hệ thống các con lắc. Chiếc bình này sẽ chuyển động khi các trận địa chấn bắt đầu cách xa hàng trăm km. Chấn động này sẽ làm cho quả bóng đồng từ miệng rồng rơi xuống con ếch bên dưới và tạo ra âm thanh lớn.

Vì sao chiếc bình này có thể đo chính xác địa chấn vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra. Nhiều nhóm nghiên cứu đã cố tạo ra thiết bị tương tự nhưng vẫn không có kết quả.

Cột sắt Delhi

Theo Indian Journal of History of Science, đây được xem là một trong những vật thể bí ẩn nhất do con người tạo ra. Nó nằm trong quần thể di tích đền Delhi của Ấn Độ. Cột sắt có chiều cao gần 7 m với chất liệu được làm từ sắt nguyên chất 99,5%.

Nhung cong nghe co thach thuc khoa hoc hien dai hinh anh 4
Làm từ 99,5% sắt, thế như cây cột Delhi vẫn không bị rỉ sét suốt 16 thế kỷ tồn tại.

Điều kỳ lạ là nó không bị rỉ sét trong suốt 16 thế kỷ qua. Khí hậu ở Ấn Độ rất ẩm ướt, trong điều kiện như vậy, cây cột sắt đáng ra phải bị ăn mòn trong nhiều thế kỷ.

Thế nhưng, nó lại giữ được nguyên trạng gần như mới. Bí mật về cách sản xuất và tên của người tạo ra nó vẫn chưa được tìm ra. Các ký tự bằng tiếng Phạn được khắc lên cột cho thấy nó được tạo ra từ năm 380 đến 415.

Bê tông La Mã

Theo Journal of Materials Science, người La Mã bắt đầu sử dụng bê tông từ cuối thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và quá trình đó kéo dài trong 700 năm. Họ không tự mình phát minh ra bê tông mà mượn công thức từ người Hy Lạp, Etruscan và các quốc gia khác.

Nhung cong nghe co thach thuc khoa hoc hien dai hinh anh 5
Công thức mà người La Mã tạo ra bê tông đến nay vẫn chưa được lý giải.

Nhưng thời kỳ cực thịnh của bê tông là khi nó được sử dụng ở Rome. Công thức tạo nên sự thành công của bê tông La Mã được cho là việc nó sử dụng đá núi lửa. Điều này khiến bê tông La Mã chống xói mòn rất tốt. Tính chất này khó thấy ở bê tông hiện đại.

Tuy vậy, công thức chính xác của loại bê tông này vẫn chưa được tìm ra. Nhưng các công trình 2.000 năm tuổi của nền đế chế La Mã đã chứng minh cho độ bền của loại bê tông này.