Đã nhiều ngày nay,ốtàntậtmẹkhốnkhổkhôngthểvayđủtiềnchoconghépxươtran bong toi nay chị Nguyễn Thị Thuý (43 tuổi, ở thôn 3, xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Hà Nội) chạy đôn chạy đáo khắp nơi, tìm cách xoay sở khoản tiền lớn cho con trai có cơ hội ghép xương, níu giữ sự sống.
“Thương con lắm. Nghĩ tới cảnh con còn trẻ mà phải cưa chân, tôi không đành lòng”, người phụ nữ bất hạnh chia sẻ.
Bố chấn thương sọ não, em Tạ Xuân Trường mắc bệnh ung thư xương |
Cách đây 3 năm, gia đình chị Thuý đang êm ấm thì tai nạn bất ngờ xảy đến. Trong một lần đi bốc hàng vào ban đêm, chồng chị bị ngã từ trên xe hàng xuống dẫn đến chấn thương sọ não.
Dù nhanh chóng được đưa đến Bệnh viện đa khoa Đức Giang song do vết thương quá nặng, anh phải trải qua một ca phẫu thuật nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, Sau 2 tháng nằm liệt giường, chồng chị Thuý được xuất viện với những tổn thương trên cơ thể vĩnh viễn không thể nào hồi phục được.
Từ một người đàn ông khoẻ mạnh, "trụ cột" nuôi cả gia đình, nay phải sống trong cảnh tàn tật, anh vô cùng khổ tâm. Đau lòng thay, tai ương tiếp tục ập đến. Tháng 2/2021, con trai thứ hai của anh chị là Tạ Xuân Trường (18 tuổi) bắt đầu triệu chứng đau chân.
Đến Bệnh viện đa khoa Đức Giang thăm khám, sau 13 ngày nằm tại bệnh viện, bác sĩ nghi ngờ Trường bị ung thư xương, đề nghị đưa tới Bệnh viện K Tân Triều để làm thêm các xét nghiệm.
Những hy vọng dù mong manh nhất của chị Thuý tan thành mây khói khi các kết quả trả về đều cho thấy, căn bệnh ung thư xương đùi của Trường đang diễn biến khá phức tạp.
Mới truyền hoá chất được 2 đợt thì đến ngày 7/5/2021, Bệnh viện K Tân Triều bị phong toả do có bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Trường buộc lòng phải ở lại bệnh viện để cách ly. Quá trình điều trị của em theo đó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cần 270 triệu đồng để cứu đôi chân
Trong 50 ngày tạm dừng điều trị do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình trạng của Trường xấu dần đi. Em được chỉ định mổ gấp vào ngày 11/6 nhằm cắt bỏ khối u đang phát triển. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật đó, các bác sĩ phát hiện khối u đã di căn xuống khớp gối nên chỉ định thay khớp gối.
Nhưng đúng thời điểm này, gia đình chị Thúy đã rơi vào kiệt quệ. Trước đây, chị chỉ làm ruộng, kinh tế phụ thuộc vào chồng. Nay chồng tàn tật, trợ cấp của Nhà nước chỉ đủ chi trả tiền thuốc cho anh, không dư giả để chữa cho con.
Thêm vào đó, trong quá trình cách ly tại Bệnh viện K Tân Triều. chị Thuý không thể làm thêm gì để có thu nhập đỡ vào tiền thuốc của con. Chính vì vậy, chị đã phải đi vay số tiền lên đến hơn 100 triệu đồng từ Hội nông dân xã.
Tuy nhiên, số tiền này chỉ như muối bỏ bể bởi trung bình tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm theo phác đồ cho Trường lên đến 8 triệu đồng/đợt, mà mỗi đợt chỉ kéo dài khoảng 2 tuần, chưa kể chi phí sinh hoạt tại bệnh viện.
Đến nay, Trường cần thực hiện một ca phẫu thuật ghép xương nữa với chi phí dự kiến lên đến 270 triệu đồng. Song, chị Thuý vẫn chưa có đủ tiền để con làm phẫu thuật vì những chỗ hỏi được, chị đều hỏi cả, không biết vay thêm ai được nữa.
Hoàn cảnh đáng thương của em Tạ Xuân Trường đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Biết mẹ chẳng có tiền, lại thấy gánh nặng bố bệnh tật, Trường bi quan nói: “Hay là mình thôi không chữa nữa mẹ nhỉ. Con biết bệnh con chắc chẳng thể khỏi được. Con muốn được về nhà”.
Nghe những lời nói đó, chị Thuý trào nước mắt ôm con vào lòng. Những giọt nước mắt của hai mẹ con lặng lẽ rơi. Tương lai của con trai và cả gia đình chị trở nên mịt mù hơn bao giờ hết.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: