- Khởi hành từ trung tâm thị xã Vĩnh Châu,ảnhbiđátcủanhữngngườimùởthủphủhànhtíty so cup c2 Sóc Trăng chúng tôi đến phường 2 và xã Vĩnh Hải, 2 nơi có diện tích trồng hành dày đặc. Bên đường, những ruộng hành bát ngát. Xen kẽ giữa những ruộng hành đó, chúng tôi bắt gặp các tấm pano cảnh báo về tổn thương mắt... Xóm người mù Xe chạy trên quốc lộ ngang qua những bãi hành đang phơi, chúng tôi ghé vào một xóm nhỏ ngoằn ngoèo, rồi dừng lại trước căn nhà ọp ẹp. Nơi đây thuộc ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải là một trong nhiều địa phương của thị xã Vĩnh Châu có nhiều người mù mắt. Dư luận ở đây cho rằng, nguyên nhân gây mù là do hành. Một phụ nữ đứng tuổi từ bên trong căn nhà chật chội, ẩm thấp bước ra, trao đổi bằng tiếng Khmer. Nhà của bà là một trong những gia đình có nhiều người bị mù. Bà Lâm Thị Tuyết (bà Sóc) bị mù 1 mắt và các cháu nội, ngoại. Bà tên là Lâm Thị Tuyết, 63 tuổi, người Hoa gốc Tiều Châu. Nhà bà rất nghèo. Ngôi nhà bà đang ở được xây dựng tạm trên khu đất thuê của người khác. Bà có 4 người con, nay đã lập gia đình. Những đứa trẻ này là cháu nội, ngoại bà đang phải chăm sóc. Chị Thái La - mù một mắt vẫn lao động để kiếm sống. Bà Tuyết cho biết, gia đình bà đều làm nghề hành từ hàng chục năm nay. Nhưng không may, cả bà và 4 người con đều bị tổn thương về mắt. 2 người mù hẳn và 3 người mù 1 mắt, trong đó có bà. Con gái út của bà ngoài mù mắt, còn bị khối u vùng kín nhưng không tiền chữa trị. Dù bị thương tật mắt nhưng họ vẫn phải làm hành bởi theo lời bà nói: "Không làm lấy gì mà nuôi con?". Hàng xóm của họ là là gia đình bà Lý Thị Hiên (60 tuổi) cũng có gia cảnh bi đát không kém. Cũng như bà Tuyết, bà Hiên và 2 con đều bị những tổn thương nặng về mắt nhưng vẫn phải tiếp tục gắn bó với cây hành. Được biết, đây cũng là tình cảnh chung của người dân trong xóm. Điều đáng quan ngại là họ đều là những gia đình nghèo nên vẫn phải lao động miệt mài để kiếm miếng cơm... Vợ chồng anh Thái Kha (mù 2 mắt) cùng 4 đứa con thơ tại nơi làm việc. Rời khỏi xóm mù, chúng tôi trở ra quốc lộ, ghé vào một điểm thu mua hành. Nơi đây hàng chục công nhân đang lựa hành để buộc lại thành từng lọn. Họ làm việc rất chăm chỉ với đôi bàn tay thoăn thoắt. Họ đều là những người mù nhưng vẫn phải lam lũ kiếm sống. Chúng tôi không khỏi nhói lòng khi chứng kiến đôi vợ chồng trẻ và 4 đứa con thơ. Người chồng, anh Thái Kha, 40 tuổi, mù hẳn 2 mắt vẫn mò mẫm bốc từng củ hành trong khi 4 đứa con dại quanh quẩn bên mình... Mù không phải do hành gây ra Nguyên nhân gây ra bệnh mù lòa ở đây có phải vì hành hay không chưa được khẳng định nhưng con số người mù tại thị xã Vĩnh Châu vẫn là con số cao. Nhiều nông dân trồng hành bỗng nhiên bị các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bệnh giác mạc. Vừa lớn tuổi, mù cả 2 mắt nhưng người phụ nữ này vẫn phải mò mẫm để làm việc. Từ năm 2000 đến nay đã có 3 cuộc khảo sát để tìm nguyên nhân mù lòa tại các xã trồng hành tím. Kết quả cho thấy, năm 2002, cứ 175.000 người, tỷ lệ mù chiếm 0,9%. Con số này tăng lên vào năm 2006 là 0,36% rồi giảm một chút vào năm 2013, tỷ lệ 0,34%. Qua các cuộc khảo sát này, nguyên nhân chưa được công bố thì đến năm 2015, số người mù tại Vĩnh Châu đã lên đến 1.200 người. Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng nên Bộ Y tế đã giao cho Viện Y tế Công cộng TP.HCM điều tra tìm nguyên nhân gây tổn thương mắt. Tấm biển tuyên truyền phòng chống tổn thương mắt khi canh tác. Như VietNamNet đã đưa tin, trong đợt khảo sát này, GS - TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã đến tìm hiểu thực tế tại các gia đình có người bị mù. GS - TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế kết luận, không phải do hành tím hay do phun thuốc trong sản xuất hành tím gây ra. Thứ trưởng nhấn mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề an toàn vệ sinh lao động của chính người dân trong sản xuất hành tím. Theo đó, trong quá trình chế biến hành, nông dân chưa áp dụng đúng các biện pháp bảo hộ lao động nên cay mắt, chảy nước mắt nhiều và viêm nhiễm. Bệnh đau mắt tại đây không phải là một căn bệnh truyền nhiễm nên hầu hết các trường hợp viêm loét giác mạc và bị mù tại Vĩnh Châu có thể dự phòng và điều trị được. Sáng 16/3, trao đổi với VietNamNet, Bs. Vương Văn Quang, GĐ Trung Tâm Y tế TX Vĩnh Châu, cho biết, từ năm 2015 đến nay, sau nhiều đợt truyên truyền vận động tại Vĩnh Châu, chưa có thêm một trường hợp mù nào được phát hiện. Bs Quang khẳng định, đây là một loại chấn thương nông nghiệp - không chỉ riêng với hành - trong quá trình canh tác. Sau khi mắt bị tổn thương, người nông dân điều trị không đúng cách, như mua thuốc đau mắt về tự chữa, nếu không khỏi dùng lá thuốc đông y đắp lên mắt. Cách tự chữa này sẽ gây sẹo giác mạc hoặc teo nhãn cầu vĩnh viễn dẫn đến mù lòa.