Hiệu quả mà dịch vụ công trực tuyến mang lại chính là lợi ích “5K”: không tiếp xúc khi thực hiện thủ tục,ựchiệndịchvụcôngtrựctuyếnhướngtớixâydựngChínhphủsốbxh ngoai hang không cần đến cơ quan hành chính nhà nước, không chứng từ giấy và không giới hạn bởi khung giờ hành chính hay địa điểm thực hiện.
Để bảo đảm thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, Hà Nội đã đẩy mạnh xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; tăng cường triển khai hệ thống họp trực tuyến từ thành phố đến các điểm cầu trực tuyến của 579 xã, phường, thị trấn; tiếp tục duy trì Cổng dịch vụ công và các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 dùng chung của thành phố…
Việc ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết hồ sơ trên nền điện tử đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai từ nhiều năm nay với mục tiêu thực hiện thành công chính quyền điện tử, Chính phủ điện tử, tiến tới chính quyền số và Chính phủ số. Tuy nhiên, ở thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, phương thức này càng ngày càng được sử dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả.
Nhằm kịp thời hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp làm thủ tục xác nhận tham gia bảo hiểm xã hội để nhận hỗ trợ từ gói an sinh lần 2 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã áp dụng 6 dịch vụ công trực tuyến. Theo đó, người lao động và doanh nghiệp có thể ngồi nhà thực hiện các thủ tục nhận hỗ trợ mà không phải đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
Thực hiện dịch vụ công trực tuyến sẽ góp phần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. (Ảnh minh họa: Internet) |
Việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến ở cả 4 cấp chính quyền không chỉ mang lại lợi ích thiết thực với người dân doanh nghiệp mà còn hỗ trợ cơ quan Nhà nước theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính, hạn chế tiếp xúc trực tiếp tại các đơn vị. Điều này góp phần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.
Các hệ thống thông tin do Văn phòng Chính phủ chủ trì triển khai được đưa vào vận hành giúp tiết kiệm chi phí xã hội ước tính trên 9.900 tỷ đồng/năm (theo cách tính của OECD) và nhận được phản hồi tích cực của xã hội; tạo sự thay đổi rõ rệt về phương thức làm việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước cũng như trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; vừa tạo lực kéo vừa tạo lực đẩy trong triển khai Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; góp phần thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa phát triển kinh tế vừa hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch.
Linh Đan
Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp với các đơn vị cung cấp bổ sung 100 dịch vụ công mức cao. Đến hết tháng 11, Bộ này dự kiến hoàn thành chỉ tiêu 100% dịch vụ đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức 4.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)